Theo đó, đại biểu tán thành với nhiều nội dung nêu trong Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật phòng, chống tác hại rượu bia. Đồng thời, đại biểu tham gia thêm về 3 vấn đề sau đây:
Thứ nhất, về phạm vi điều chỉnh: dự thảo Luật đưa ra quy định về biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia; biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia…là chưa thực sự phù hợp với cam kết của Việt Nam trong WTO, theo các cam kết trong WTO của Việt Nam, rượu bia không phải là mặt hàng kiểm soát lưu thông và hạn chế chỉ thông qua thuế tiêu thụ đặc biệt. Do đó, các biện pháp khác nhằm giảm mức tiêu thụ rượu bia trong dự thảo (ngoài biện pháp sử dụng thuế tiêu thụ đặc biệt) cần phải được tiếp tục rà soá t để không bị quy kết là vi phạm trá hình với các quy định và cam kết gia nhập WTO của Việt Nam.
Đại biểu Lê Anh Tuấn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội phát biểu tại hội trường
|
Thứ hai, về các biện pháp cấm, hạn chế quảng cáo các sản phẩm rượu, bia: Đại biểu cho rằng cần tiếp tục rà soát kỹ các quy định quảng cáo rượu, bia không được “ Sử dụng nhãn hiệu sản phẩm, vật dụng, hình ảnh, biểu tượng, âm nhạc, nhân vật trong phim quen thuộc...” với các cam kết quốc tế, đặc biệt là các quy định về nhãn hiệu hàng hóa, các nhãn hiệu hàng hóa đối với rượu bia (bao gồm cả chỉ dẫn địa lý) là vấn đề được thừa nhận mang tính toàn cầu và không thể sử dụng các biện pháp pháp lý để hạn chế lưu thông đối với sản phẩm này, đặc biệt là thông qua phương tiện quảng cáo. Việc viện dẫn một số ngoại lệ liên quan đến y tế, lợi ích công cộng trong những lĩnh vực có tầm quan trọng sống còn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội chỉ là biện pháp tạm thời về lâu dài không được coi là biện pháp cơ bản nhằm hạn chế lưu thông sản phẩm rượu bia. Về mặt nguyên tắc, các biện pháp hạn chế lưu thông sản phẩm rượu bia ngoài thuế tiêu thụ đặc biệt nhiều khả năng có thể bị coi là các vi phạm trá hình và rất có thể phải đối mặt với các vụ kiện trong tương lai.
Đại biểu Lê Anh Tuấn cũng chỉ ra các mâu thuẩn trong dự án Luật Phòng chống tác hại của rượu bia như Điều 12, Khoản 2b và Điều 5 của dự thảo Luật và đề nghị ban soạn thảo cần rà soát lại, đề nghị cần cân nhắc Điều 13 dự thảo Luật “ không được quảng cáo trong các chương trình, hoạt động thể thao, văn hóa, sân khấu, điện ảnh và trên các phương tiện quảng cáo ngoài trời đối với rượu từ 5 ,5 độ cồn đến dưới 15 độ cồn và bia từ 5,5 độ cồn trở lên ” vì đây là các hoạt động quảng cáo chủ yếu của sản phẩm, là nguồn tài trợ chính cho chương trình, hoạt động ở Việt Nam thời gian qua như các giải đấu bóng đá trong và ngoài nước (Tiger cup, Cúp Quốc gia…) do đó thiếu tính khả thi trong thực tiễn áp dụng.
Thứ ba, về các biện pháp quản lý rượu thủ công: Để có cơ sở cho Chính phủ hướng dẫn quy định này, đại biểu đề nghị ngay trong dự thảo cần bổ sung các quy định về: Hồ sơ, thời gian cấp phép và trình tự thủ tục cấp phép. Ngoài ra, đề nghị Ban soạn thảo cần rà soát lại để bảo đảm tính khả thi của việc kê khai về sản lượng sản xuất, phạm vi sử dụng rượu thủ công trên địa bàn địa phương (quy định tại Điều 17) và làm rõ về tính hiệu quả, sự cần thiết hay không việc luật hóa các nội dung về vận động, phát hiện người say rượu bia, nghiện rượu bia quy định tại Điều 24 của dự thảo. Bên cạnh đó, nhiều quy định khác trong dự thảo còn chung chung, thiếu tính cụ thể, đại biểu đề nghị cần rà soát kỹ để bảo đảm hiệu lực trực tiếp của các quy phạm trong đạo luật này khi ban hành./.
Tin mới cập nhật
- Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Hà Tĩnh ( 22/11)
- Hoạt động giám sát cần đổi mới, thực chất và hiệu quả ( 22/11)
- Đảm bảo thu đúng, thu đủ vào ngân sách nhà nước ( 22/11)
- Đợt 2 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiếp tục cho ý kiến, thông qua các dự án Luật, Nghị quyết và bế mạc ( 20/11)
- Tạo đột phá phát triển hạ tầng giao thông quốc gia ( 13/11)
- Tuần làm việc thứ 4, Kỳ họp thứ 8: Quốc hội tập trung hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn ( 12/11)