Trưởng ban Văn hóa xã hội HĐND tỉnh Đoàn Đình Anh phát biểu tại cuộc làm việc với huyện Can Lộc |
Qua giám sát cho thấy đến thời điểm hiện tại huyện Can Lộc có 76 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng, trong đó có 1 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 14 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, 61 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, 13 di tích chưa được xếp hạng và 2 di tích chưa đề nghị xếp hạng. Can Lộc là huyện có nhiều di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng nhiều nhất trên địa bàn tỉnh. Trong đó, các di tích như Mộc bản trường học Phúc Giang được UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương công nhận là di sản ký ước thế giới; Chùa Hương Tích, Ngã ba Đồng Lộc, làng K130, di tích lịch sử Ngã ba Nghèn, Ví phường vải Trường Lưu… được nhiều người trong nước và thế giới quan tâm, thường xuyên tìm hiểu. Đến nay, đã có 6 đề tài khoa học nghiên cứu liên quan đến hệ thống di sản văn hóa trên địa bàn huyện Can Lộc, trong đó tập trung nhiều nghiên cứu về dòng họ Nguyễn Huy Trường Lưu, Làng văn hóa du lịch Trường Lưu, Hát ví Phường vải Trương Lưu, Chùa Hương Tích.
Chủ tịch HĐND huyện Can Lộc Đặng Trần Phong phát biểu |
Trong số 76 di tích lịch sử có 74 di tích thành lập Ban quản lý; theo đánh giá hiện trạng các di tích, hiện nay huyện có 35 di tích tốt, 32 di tích xuống cấp một phần, 6 di tích xuống cấp trầm trọng. Từ năm 2013-2017, có 54 ti tích được trùng tu, tôn tạo với tổng kinh phí 103,828 tỷ đồng. Hàng năm có hơn 43 vạn lượt khách đến với các khu di tích trên địa bàn huyện; thu phí và công đức từ các hoạt động du lịch đạt hơn 15 tỷ đồng, thu từ các hoạt động dịch vụ du lịch ước đạt hơn 60 tỷ đồng.
Trưởng ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh Trần Viết Hậu phát biểu tại cuộc làm việc với Ban quản lý khu du lịch Chùa Hương |
Ủy viên Thường trực, Chánh Văn phòng HĐND tỉnh Nguyễn Thị Việt Hà: Tiếp tục tăng cường công tác thanh, kiêm tra, bảo vệ, phát huy giá trị các di sản trên địa bàn huyện Can Lộc |
Bí thư Tỉnh đoàn Nguyễn Thế Hoàn |
Công tác tuyên truyền về bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa trên địa bàn được thực hiện thường xuyên, nhất là tuyên truyền về công tác chống xâm hại, lấn chiếm, tổ chức các hoạt động trái quy định tại các di tích, nâng cao ý thức người dân về bảo tồn và phát huy các làn điệu dân ca ví, giặm; công tác thanh tra, kiểm tra được chú trọng, có nhiều biện pháp xử lý kịp thời theo đúng Luật di sản.
Khảo sát tại Mộc bản Trường học Phúc Giang xã Trường Lộc, huyện Can Lộc |
Phát biểu tại cuộc làm việc, đồng chí Đoàn Đình Anh - Ủy viên Thường trực, Trưởng ban Văn hóa xã hội HĐND tỉnh đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của huyện Can Lộc trong công tác quản lý các di sản văn hóa trên địa bàn. Đồng thời, đồng chí đề nghị thời gian tới huyện cần có kế hoạch, quy hoạch xây dựng, sử dụng, quản lý tại các di tích; thống kê, xem xét, đánh giá các mô hình quản lý di tích để có mô hình quản lý phù hợp; tích cực trùng tu, tôn tạo các di sản văn hóa theo quy định của Luật; tuyên truyền, phát huy giá trị các di sản vật thể, phi vật thể trên địa bàn huyện.
Trước đó, đoàn đã đi khảo sát và làm việc với các Ban quản lý khu du lịch Chùa Hương, Ngã ba Đồng Lộc và khảo sát Mộc bản Trường học Phúc Giang (xã Trường Lộc, huyện Can Lộc).
Tin mới cập nhật
- Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh thông qua 26 nghị quyết quan trọng ( 13/12)
- Khẩn trương hoàn thành các công việc liên quan đến sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã ( 13/12)
- Chủ động thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp bộ máy tinh gọn ( 13/12)
- Tư lệnh ngành Tài nguyên Môi trường trả lời chất vấn nhiều vấn đề cử tri quan tâm ( 12/12)
- Cơ sở vật chất, hạ tầng, học phí trường nghề và Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên làm “nóng” nghị trường ( 12/12)
- Phát huy vai trò làm chủ, tinh thần tự quản của Nhân dân, xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc ( 12/12)