|
Giám đốc Sở Tài chính Hà Văn Trọng |
Trên lĩnh vực tài chính, Giám đốc Sở Tài chính Hà Văn Trọng cho rằng: Về công tác quản lý, xử lý trụ sở của các cơ quan, nhà văn hóa thôn, tổ dân phố… hiện không còn sử dụng, Giám đốc Sở đưa ra giải pháp thời gian tới như sau: Đối với trụ sở (cũ) các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn: Giao Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục Thống kê, Cục Thi hành án Dân sự Hà Tĩnh có văn bản báo cáo với Viện Kiểm Sát nhân dân tối cao, Tổng Cục Thống kê, Tổng Cục Thi hành án Dân sự xem xét trình các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ.
Đối với tài sản công của các các cơ quan, đơn vị thuộc địa phương quản lý: Giao Sở Tài chính chủ trì, đôn đốc các Sở, ban ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương hoàn thiện phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất của cơ quan, đơn vị mình theo quy định của Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ, gửi Sở Tài chính thẩm định trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt để làm căn cứ triển khai thực hiện, bao gồm các hình thức xử lý theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ.
Riêng các trường hợp phải xử lý điều chuyển, thanh lý tài sản kịp thời để đáp ứng yêu cầu thực hiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới, các địa phương, đơn vị phải có văn bản gửi về Sở Tài chính thẩm định để trình UBND tỉnh xem xét, quyết định hoặc xử lý theo phân cấp thẩm quyền quản lý tài sản.
Giao Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh hoàn thiện các phương án xử lý đối với trụ sở (cũ): Tỉnh Đoàn, Sở NN&PTNT, Nhà khách Hương Sen, Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Tĩnh trình UBND tỉnh xem xét quyết định xử lý theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
|
Cục trưởng Cục thuế tỉnh Đinh Nho Hậu |
Về công tác quản lý, giải quyết nợ đọng thuế hiện nay, Cục trưởng Cục thuế Đinh Nho Hậu cho biết thêm: Công tác quản lý nợ thuế hiện nay được ngành quản lý theo chương trình ứng dụng công nghệ tin học thống nhất trong cả nước và hệ thống quản lý thuế tập trung của ngành tài chính. 11 tháng đầu năm 2018 nợ thuế của tỉnh là 299,1 tỷ đồng, tỷ lệ nợ 4,9%; trong khi đó cả nước là 82.961 tỷ đồng, tỷ lệ nợ thuế là 7,5%. Để làm được điều này, ngành thuế đã ban hành 34.531 lượt thông báo nợ thuế đối với 4.359 doanh nghiệp; 711 lượt quyết định cưỡng chế thuế, công khai 4.672 lượt doanh nghiệp nợ thuế trên các phương tiện truyền thông...
Cục thuế mong muốn trong thời gian tới các cấp ủy, chính quyền tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế tháo gỡ các khó khăn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư, sản xuất kinh có hiệu quả, giảm nợ đọng thuế; tiếp tục triển khai các biện pháp quản lý nợ thuế, áp dụng các biện pháp thu nợ thuế; đẩy nhanh tiến độ giải ngân thanh toán nợ xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh; rà soát, xử lý các tổ chức, cá nhân đã được cấp mỏ nhưng không khai thác hoặc có khai thác nhưng không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định; trước khi cấp phép thành lập mới doanh nghiệp cần phối hợp ngành thuế thu nợ thuế...
|
Đại biểu Trần Viết Hậu , Trưởng Ban K inh tế ngân sách HĐND tỉnh chất vấn |
Chất vấn về các vấn đề nêu trên, liên quan đến nợ đọng thuế, đại biểu Trần Viết Hậu cho rằng: những năm vừa qua vấn đề nợ đọng thuế đã được khắc phục theo từng năm, năm sau giảm so với năm trước, tuy nhiên, số nợ đọng đối với các mỏ không còn hoạt động vẫn còn nhiều, vậy vấn đề xử lý này như thế nào? Ngoài ra, xin đồng chí cho biết thời gian bao lâu thì xử lý xong? hiệu quả quản lý trụ sở của các cơ quan, nhà văn hóa thôn, tổ dân phố hiện không còn sử dụng? có nên phân cấp nữa không?
|
Giám đốc Sở Tài chính Hà Văn Trọng trả lời rằng: việc xử lý trụ sở cũ khó khăn do các đơn vị thuộc ngành trung ương có trụ sở chưa chủ động phương án; các cấp cũng không ráo riết xây dựng phương án xử lý. Giải pháp thời gian tới với những đơn vị Trung ương thì cần khẩn trương có báo cáo về thực trạng và phương án sắp xếp; đối với phần tỉnh quản lý, trong 6 tháng có hoàn thành không thì rất khó, bởi thời gian qua, tỉnh đã lên phương án đấu giá nhưng không có tổ chức, cá nhân tham gia.
Kết thúc phần chất vấn và trả lời chất vấn, thay mặt UBND tỉnh đồng chí Đặng Quốc Khánh - Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ toàn bộ các ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh, của quý vị đại biểu tại Kỳ họp. Đồng chí khẳng định ngay sau kỳ họp này, UBND tỉnh sẽ có các giải pháp để khắc phục các vấn đề tồn tại, hạn chế mà HĐND tỉnh đã giao và cử tri tỉnh nhà quan tâm; đối với những vấn đề lớn sẽ xây dựng đề án, kế hoạch, chương trình để xin ý kiến cấp thẩm quyền xem xét, quyết định và tổ chức thực hiện.
|
Đồng chí Đặng Quốc Khánh - Ủy viên Dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh |
Đồng thời nhấn mạnh: Năm 2018, mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức, nhưng kinh tế - xã hội tỉnh nhà đạt được kết quả cao và khá toàn diện. Có 14/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Tốc độ tăng trưởng đạt 20,8%; thu ngân sách đạt trên 12.300 tỷ đồng, vượt gần 31% so với kế hoạch. Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục được tập trung chỉ đạo quyết liệt; đến nay đã có 123 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 53,9% tổng số xã toàn tỉnh; huyện Nghi Xuân đạt chuẩn nông thôn mới; thành phố Hà Tĩnh cơ bản hoàn thành chuẩn đô thị loại 2. Lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục được quan tâm; các giá trị di sản văn hóa truyền thống được giữ gìn, quảng bá, phát huy; chất lượng giáo dục tiếp tục được nâng lên; khoa học - công nghệ đã từng bước góp phần nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được tăng cường; an sinh xã hội được đảm bảo; cải cách hành chính gắn với cải thiện môi trường đầu tư tiếp tục được đẩy mạnh; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội… Đồng thời, giải trình làm rõ một số vấn đề mà đại biểu và cử tri quan tâm liên quan đến lĩnh vực: nông nghiệp, tài nguyên môi trường, giáo dục - đào tạo, thuế và tài chính.
Đồng chí khẳng định: ngay sau Kỳ họp này, UBND tỉnh sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2019; triển khai các Nghị quyết của HĐND tỉnh tại Kỳ họp thứ 8 HĐND tỉnh khoá XVII. Đối với các nội dung, giải pháp trước mắt đề nghị các sở, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện, cụ thể: Về nông nghiệp, đề nghị tập trung ứng dụng khoa học công nghệ gắn với sản phẩm để nâng cao năng suất và chất lượng; quan tâm kêu gọi doanh nghiệp đầu tư đảm bảo đầu ra sản phẩm. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh để xây dựng các chính sách sát đúng với thực tiễn. Về Tài nguyên - môi trường, kiểm tra xử lý nghiêm tình trạng khai thác cát trái phép diễn ra trên các sông trên địa bàn. Đối với lĩnh vực giáo dục, đề nghị sở chủ động tham mưu bổ sung thêm chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại các trường học. Về lĩnh vực tài chính, liên quan đến mỏ sắt Thạch Khê, Bộ KH&ĐT đã có văn bản quyết định dừng triển khai và đề nghị có phương án để xử lý hậu quả. Bên cạnh đó, cần tập trung chỉ đạo vụ xuân, vụ hè thu đảm bảo đạt năng suất cao; chú trọng bình ổn giá thị trường; quan tâm đảm bảo an ninh trật tự trong dịp trước, trong, sau tết đảm bảo bình yên cho nhân dân và tập trung phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu HĐND tỉnh giao.
Tin mới cập nhật
- Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh thông qua 26 nghị quyết quan trọng ( 13/12)
- Khẩn trương hoàn thành các công việc liên quan đến sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã ( 13/12)
- Chủ động thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp bộ máy tinh gọn ( 13/12)
- Tư lệnh ngành Tài nguyên Môi trường trả lời chất vấn nhiều vấn đề cử tri quan tâm ( 12/12)
- Cơ sở vật chất, hạ tầng, học phí trường nghề và Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên làm “nóng” nghị trường ( 12/12)
- Phát huy vai trò làm chủ, tinh thần tự quản của Nhân dân, xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc ( 12/12)