Chủ tạo kỳ họp |
Mở đầu phiên thảo luận tại hội trường, đại biểu Đặng Văn Thành - Tổ đại biểu thị xã Kỳ Anh cho rằng, năm 2022 mặc dù có nhiều thách thức, khó khăn tuy nhiên với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, bức tranh tổng thể kinh tế - xã hội của Hà Tĩnh tiếp tục khởi sắc.
Bí thư Thị ủy Kỳ Anh Đặng Văn Thành – Tổ đại biểu TX Kỳ Anh |
Phân tích một số nội dung còn tồn tại, đại biểu Đặng Văn Thành nhấn mạnh, năm 2023 là năm có ý nghĩa rất quan trọng, năm giữa nhiệm kỳ thực hiện các nghị quyết đại hội đảng. Vì vậy, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cần tiếp tục triển khai kịp thời, đồng bộ, có hiệu quả nghị quyết về kinh tế - xã hội năm 2023; nâng cao chất lượng điều hành chính quyền các cấp, thực hiện việc giao kế hoạch cụ thể của các ngành, địa phương ngay từ đầu năm. Rà soát các nhiệm vụ, chỉ tiêu về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị nhằm điều chỉnh kịp thời khung kế hoạch, phân công rõ việc, rõ đơn vị, xác định rõ thời gian để dồn sức lãnh đạo thực hiện với quyết tâm chính trị cao trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đạt, vượt các chỉ tiêu, mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.
Đối với các dự thảo Nghị quyết trình Kỳ họp, đại biểu Đặng Văn Thành cũng mong muốn Tỉnh ủy, HĐND, UBND và các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh để sớm tiếp tục quan tâm, hướng dẫn, giúp đỡ thị xã Kỳ Anh hiện thực hóa các nghị quyết HĐND tỉnh đã được ban hành về công tác giải phóng mặt bằng, di dời tái định cư và một số cơ chế chính sách đặc thù tạo nguồn lực xây dựng thị xã Kỳ Anh trở thành thành phố vào năm 2025.
Đại biểu Lê Thành Đông – Tổ đại biểu TX Hồng Lĩnh |
Thảo luận tại hội trường, đại biểu Lê Thành Đông (tổ đại biểu TX Hồng Lĩnh) cho rằng, trong năm 2022, việc chỉ có 18 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư là còn thấp so với yêu cầu phát triển của tỉnh nhà. Cần đánh giá rõ hơn về nguyên nhân, đặc biệt là các nguyên nhân chủ quan và định hướng giải pháp trong thời gian tới. Đại biểu cũng nêu thực tế, việc triển khai thực hiện phương án sắp xếp nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước còn chậm dẫn tới việc một số trụ sở, khu đất bỏ hoang vừa gây lãng phí nguồn đất đai, vừa tiềm ẩn nguy cơ về ANTT. Do đó, tỉnh cần quan tâm chỉ đạo thực hiện. Đồng tình với đánh giá tình hình, kết quả phát triển KT-XH năm 2022, đại biểu Hà Thị Việt Ánh - Tổ đại biểu huyện Cẩm Xuyên đề xuất, tỉnh cần dự báo, đánh giá tình hình quốc tế từ đó định hướng phát triển các lĩnh vực trên địa bàn; xem xét, tính toán căn cơ về chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm và chỉ tiêu đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra, chỉ tiêu tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội.
Đại biểu Hà Thị Việt Ánh – Tổ đại biểu huyện Cẩm Xuyên |
Đại biểu Việt Ánh cũng đề xuất các giải pháp liên quan đến thu hút đầu tư, sản xuất nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, các giải pháp tăng cường bảo vệ môi trường và góp ý cụ thể các điều mục đối với các tờ trình, đề án, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp. Theo đại biểu Việt Ánh, bên cạnh tích cực xúc tiến, thu hút các doanh nghiệp lớn, các “đại bàng” về đầu tư trên địa bàn, tỉnh cần thu hút các doanh nghiệp quy mô phù hợp để lấp đầy quy hoạch tại các khu, cụm công nghiệp và tạo ra việc làm cho người lao động.
Thay mặt tổ đại biểu huyện Cẩm Xuyên, đại biểu Việt Ánh đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành liên quan xử lý, sắp xếp các trụ sở bỏ hoang trên địa bàn huyện; sớm nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách đặc thù cho các thị trấn xây dựng đô thị văn minh; kịp thời thu hồi các dự án đã được chấp thuận đầu tư nhưng đến nay chưa triển khai theo quy định; quan tâm, bổ sung một số dự án quan trọng của huyện Cẩm Xuyên vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025... Ngoài ra, việc giao biên chế cho ngành giáo dục cần căn cứ vào tình hình cụ thể của các cơ sở giáo dục.
Đại đức Thích Quảng Nguyên - Tổ đại biểu huyện Can Lộc |
Tham gia thảo luận tại hội trường, Đại đức Thích Quảng Nguyên (tổ đại biểu huyện Can Lộc) đề nghị tỉnh có các chính sách thu hút đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất các sản phẩm cây ăn quả chủ lực của địa phương; đề ra các giải pháp trong giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai, nhà ở, các công trình công cộng; đầu tư khôi phục các cơ sở thờ tự để vừa phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của Nhân dân vừa mang ý nghĩa gìn giữ, giáo dục văn hóa truyền thống cho các thế hệ.
Đại biểu Thái Văn Sinh - Tổ đại biểu huyện Đức Thọ |
Đại biểu Thái Văn Sinh - Phó Trưởng ban VH-XH (Tổ đại biểu huyện Đức Thọ) góp ý chi tiết các điều khoản trong các dự thảo nghị quyết liên quan đến chính sách phát triển văn hóa, thể thao, du lịch Hà Tĩnh giai đoạn 2023 - 2025; chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường giai đoạn 2023 -2025; mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên công lập trên địa bàn tỉnh...
Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Hà – Tổ đại biểu thành phố Hà Tĩnh |
Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Hà - Chủ tịch Hội LHPN tỉnh (tổ đại biểu TP Hà Tĩnh) nêu thực tế: Hiện nay, TP Hà Tĩnh có 11 trường tư thục trên tổng số 50 trường trên địa bàn song vẫn chưa cân đối ở các cấp học (đang chủ yếu phát triển ở bậc mầm non). Do đó, cần thiết phải ban hành các chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư giáo dục; đồng thời, quy định mức thu phí các dịch vụ giáo dục chất lượng cao làm cơ sở cho quá trình tự chủ ở các cơ sở giáo dục công lập.
Tin mới cập nhật
- Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh thông qua 26 nghị quyết quan trọng ( 13/12)
- Khẩn trương hoàn thành các công việc liên quan đến sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã ( 13/12)
- Chủ động thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp bộ máy tinh gọn ( 13/12)
- Tư lệnh ngành Tài nguyên Môi trường trả lời chất vấn nhiều vấn đề cử tri quan tâm ( 12/12)
- Cơ sở vật chất, hạ tầng, học phí trường nghề và Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên làm “nóng” nghị trường ( 12/12)
- Phát huy vai trò làm chủ, tinh thần tự quản của Nhân dân, xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc ( 12/12)