Phó Chủ tịchUBND huyện Nghi Xuân Phạm Tiến Hưng phát biểu |
Với sự quan tâm của Trung ương, của tỉnh và sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và sự đồng thuận, trách nhiệm, tâm huyết của nhân dân, sau 8 năm triển khai thực hiện chương trình huyện Nghi Xuân đã đạt được những kết quả nổi bật, kết cấu hạ tầng thiết yếu được tăng cường, từng bước theo hướng hiện đại; lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường có chuyển biến tích cực; hệ thống chính trị được củng cố; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; khu nông thôn kiểu mẫu, vườn mẫu được xây dựng, tạo diện mạo mới, khởi sắc ở nhiều địa phương.
Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Ngô Đình Long phát biểu |
Để triển khai thực hiện chương trình, sau khi có chủ trương của Trung ương, của tỉnh, từ năm 2011 đến nay huyện đã ban hành 642 văn bản các loại, trong đó có 24 Nghị quyết chuyên đề, 15 đề án, 8 chương trình hành động, 39 kế hoạch triển khai thực hiện. Xây dựng hơn 200 phóng sự, viết 2256 tin, bài tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới đến tận cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Tổ chức 216 lớp đào tạo, tập huấn cho gần 24.960 lượt người. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự vào cuộc của nhân dân, đến nay toàn huyện đạt 340 tiêu chí, bình quân đạt 20 tiêu chí/xã, tăng 258 tiêu chí so với năm 2011, đến ngày 20/10/2018 có thêm 3 xã: Xuân Trường, Xuân Hội, Cương Gián đạt chuẩn, nâng tổng số 17/17 xã đạt chuẩn nông thôn mới, vượt kế hoạch hoàn thành 100% xã đạt chuẩn trước 1 năm. Nét nổi bật là trong quá trình xây dựng nông thôn mới là bên cạnh việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển văn hóa, xã hội thì việc phát triển kinh tế, tổ chức sản xuất đươc quan tâm đúng mức và có bước phát triển mạnh mẽ. Thu nhập bình quân đầu người từng bước được nâng cao, năm 2018 dự kiến đạt 37 triệu đồng/người, tăng 3 lần so với năm 2011; về tỷ lệ hộ nghèo giảm đến năm 2017 còn 1.777 hộ, chiếm 6,12%, giảm 639 hộ so với năm 2016, dự kiến đến hết năm 2018, giảm còn 3,59%( tính theo chuẩn nông thôn mới). Đến nay toàn huyện đã thành lập hơn 188 doanh nghiệp; 83 hợp tác xã, quỹ tín dụng; 125 tổ hợp tác. Về mô hình sản xuất kinh doanh, đến nay trên địa bàn có 676 mô hình sản xuất kinh doanh, trong đó có 97 mô hình quy mô lớn, 108 mô hình quy mô vừa, 471 mô hình quy mô nhỏ … Trên cơ sở các xã đã hoàn thành đạt chuẩn, huyện đang tập trung hoàn thiện các tiêu chí để xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới, đến nay các tiêu chí cơ bản đã hoàn thành, đang khẩn trương hoàn hồ sơ để trình Chính phủ công nhận huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh.
Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Trọng Nhiệu phát biểu
|
Phó Ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Thị Thúy Nga phát biểu |
Tại buổi làm việc, các đại biểu đồng tình cao với báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của huyện trong thời gian qua, đồng thời đề nghị huyện cần tập trung đánh giá lại hiệu quả kinh tế của các mô hình; đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống giao thông, vệ sinh môi trường, hệ thống biển hiệu của các hộ kinh doanh trên các trục đường, nhất là trên trục đường xuống Trung tâm huyện; trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh cần xây dựng được chuỗi liên kết, bảo đảm tính bề vững lâu dài …
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hồng Hải kết luận cuộc làm việc |
Phát biểu kết thúc buổi làm việc đồng chí Phó chủ tịch HĐND tỉnh đánh giá cao những kết quả đạt được của huyện Nghi Xuân trong thời gian qua về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, sự vào cuộc của hệ thống chính trị, nhất là sự đồng lòng,hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân. Lãnh đạo huyện Nghi Xuân đã có định hướng rõ ràng, biết phát huy tiềm năng lợi thế về điều kiện tự nhiên, xã hội, khai thác nguồn lực xã hội hóa và sự đồng thuận của nhân dân, do vậy đã tạo được động lực to lớn trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến nay đã có 17/17 xã hoàn thành tiêu chí, về đích trước 1 năm. Để huyện Nghi Xuân đạt chuẩn huyện nông thôn mới trong năm 2018, phấn đấu xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu năm 2020, đồng chí Phó chủ tịch HĐND tỉnh lưu ý: cần tập trung rà soát lại quy hoạch trên địa bàn huyện, gắn với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả vùng, bảo đảm tính bền vững; quan tâm đầu tư phát triển sản xuất, nhất là phát triển sản xuất nông nghiệp, gắn phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình với phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng; làm tốt công tác vệ sinh môi trường, cảnh quan trên địa bàn toàn huyện, nhất là trên các trục đường, ngõ xóm, các điểm tham quan du lịch bảo đảm hấp dẫn du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng trên địa bàn; tập trung xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện, trước mắt tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực, trình độ, tâm huyết với công việc, gần dân, sát dân, gải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc ở cơ sở, bảo đảm ổn định tình hình; tập trung giải quyết dứt điểm những khiếu kiện kéo dài, đây là những tiềm ẩn ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của huyện … Đối với những kiến nghị, đề xuất của huyện Đoàn giám sát tiến hành tổng hợp vào kiến nghị chung của cả tỉnh để báo cáo HĐND tỉnh trong kỳ họp tới.
Tin mới cập nhật
- Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh thông qua 26 nghị quyết quan trọng ( 13/12)
- Khẩn trương hoàn thành các công việc liên quan đến sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã ( 13/12)
- Chủ động thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp bộ máy tinh gọn ( 13/12)
- Tư lệnh ngành Tài nguyên Môi trường trả lời chất vấn nhiều vấn đề cử tri quan tâm ( 12/12)
- Cơ sở vật chất, hạ tầng, học phí trường nghề và Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên làm “nóng” nghị trường ( 12/12)
- Phát huy vai trò làm chủ, tinh thần tự quản của Nhân dân, xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc ( 12/12)