Đồng chí Nguyễn Thị Nữ Y, Ủy viên BTV, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh chủ trì cuộc làm việc |
Theo báo cáo, thời gian qua, lực lượng cảnh sát môi trường đã chủ động nắm tình hình, kịp thời tham mưu, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan các biện pháp chấn chỉnh công tác bảo vệ môi trường trên các lĩnh vực như khai thác khoáng sản trái phép, thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt, quản lý và bảo vệ rừng, vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng cơ bản; công tác thu gom và xử lý các loại chất thải tại Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1, Công ty Formosa..; phối hợp với các ban, ngành có liên quan tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT) đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, đơn vị phối hợp với cơ quan truyền thông đưa tin các hành vi vi phạm, xây dựng các phóng sự về công tác bảo vệ môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm; tổ chức tuyên truyền sâu rộng các chính sách, pháp luật về công tác BVMT.
Trưởng ban Văn hóa - xã hội HĐND tỉnh Đoàn Đình Anh phát biểu |
Qua đó, từng bước tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về BVMT và đề ra các biện pháp thực hiện có hiệu quả.Từ năm 2014 đến năm 2016, phòng cảnh sát môi trường đã phát hiện, xử lý 322 vụ, 389 đối tượng vi phạm các quy định về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm; tham mưu và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 2.416,9 triệu đồng (trong đó đã phát hiện 53 tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về BVMT, xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 933,6 triệu đồng); thu giữ 164,47 m3 gỗ các loại; tiến hành tiêu hủy số hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm, gồm 6.765,5 kg sản phẩm động vật các loại, 1,4 tấn thuốc đông y, 350 kg hạt hướng dương, 2.000 gói cà phê (nhãn hiệu Trung Nguyên)... cùng nhiều loại hàng hóa khác. Công tác tiếp nhận, xử lý đơn tin tố giác tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường được đơn vị thực hiện nghiêm túc theo đúng trình tự, thủ tục của Nhà nước, của ngành.
Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Trọng Nhiệu |
Đối với Thanh tra tỉnh, từ năm 2010 đến năm 2016, ngành không tiến hành thực hiện cuộc thanh tra chuyên đề nào về đất đai và môi trường; nhưng đã triển khai 8 cuộc thanh tra đột xuất và chủ trì, giải quyết 45 vụ việc khiếu nại, tố cáo có liên quan đến đất đai, trong đó có 30 vụ việc đã được UBND tỉnh ban hành kết luận giải quyết, 10 vụ việc công dân tự rút đơn khiếu kiện, 4 vụ việc không đủ điều kiện thụ lý giải quyết và 1 vụ việc công dân không hợp tác.
...Phó giám đốc Công an tỉnh Bùi Đình Quang |
Tại cuộc làm việc, các đại biểu tham dự đề nghị lãnh đạo các đơn vị giải trình làm rõ một số vấn đề về: tình hình vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thời gian qua; việc phối hợp với cơ quan truyền thông trong công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về công tác BVMT; tình hình xây dựng, vận hành, quản lý tại công trình xử lý nước thải ở các cụm, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề; công tác phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng trong phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường… Đối với lĩnh vực đất đai, đề nghị làm rõ thêm: hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, vấn đề thực thi pháp luật về lĩnh vực đất đai; tổng số đơn thư khiếu nại, tố cáo được tiếp nhận; hiện có bao nhiêu vụ thuộc thẩm quyền của tòa nhưng chưa được giải quyết; nguyên nhân dẫn đến việc khiếu nại, tố cáo và cách xử lý, giải quyết; có bao nhiêu vụ việc khiếu nại, tố cáo đã được giải quyết nhưng không được công dân đồng thuận, tiếp tục khiếu kiện; vai trò của chính quyền các cấp trong việc xử lý các vụ việc; cần có danh mục về các vụ việc còn tồn đọng tại địa phương…
Phát biểu kết luận cuộc làm việc, đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn giám sát Nguyễn Thị Nữ Y ghi nhận kết quả đạt được và chia sẽ những khó khăn, vướng mắc của các đơn vị trong công tác quản lý nhà nước về đất đai và môi trường trên địa bàn tỉnh thời gian qua. Đồng chí yêu cầu: các đơn vị tiếp thu đầy đủ những ý kiến của các đại biểu để chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện báo cáo; trong đó cần đánh giá rõ, cụ thể tình hình đơn thư khiếu nại, tố cáo và phương án xử lý, giải quyết dứt điểm, đặc biệt phải đánh giá sâu vào những tồn đọng, hạn chế, vướng mắc, chỉ ra được nguyên nhân trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường; tăng cường quan hệ phối kết hợp với các cơ quan chức năng trong việc giải quyết các vấn đề về môi trường, đất đai trên địa bàn tỉnh; các đơn vị cần báo cáo cụ thể kết quả xử lý, giải quyết các vụ việc vi phạm và cung cấp đầy đủ các danh mục cho đoàn giám sát; đồng thời sắp xếp bố trí cán bộ tham gia cùng Đoàn tại các đơn vị, địa phương trong thời gian tới.
Tin mới cập nhật
- Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh thông qua 26 nghị quyết quan trọng ( 13/12)
- Khẩn trương hoàn thành các công việc liên quan đến sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã ( 13/12)
- Chủ động thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp bộ máy tinh gọn ( 13/12)
- Tư lệnh ngành Tài nguyên Môi trường trả lời chất vấn nhiều vấn đề cử tri quan tâm ( 12/12)
- Cơ sở vật chất, hạ tầng, học phí trường nghề và Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên làm “nóng” nghị trường ( 12/12)
- Phát huy vai trò làm chủ, tinh thần tự quản của Nhân dân, xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc ( 12/12)