Trước buổi làm việc với UBND huyện Nghi Xuân, Đoàn giám sát đã đi kiểm tra, khảo sát một số dự án trên địa bàn gồm: Quần thể du lịch sinh thái Xuân Thành; Nuôi tôm trên cát tại xã Xuân Hải; Quy hoạch đất bám mặt đường xã Xuân Phổ; Khu kinh doanh tổng hợp và nhà điều hành sản xuất tại xã Xuân Lĩnh.
Đoàn giám sát đã đi thực địa, khảo sát tại Khu dịch vụ và nhà nghỉ Xuân Thành |
Đoàn khảo sát quy hoạch đất bám mặt đường xã Xuân Phổ... |
Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có tất cả 185 dự án chậm tiến độ; trong đó huyện Nghi Xuân có 41/185 dự án (chiếm 22,1%) gồm 33 dự án do UBND tỉnh chấp thuận, 8 dự án do UBND huyện chấp thuận (tỷ lệ cao nhất trong toàn tỉnh). Việc không triển khai hoặc triển khai chậm các dự án không chỉ làm ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế mà còn gây lãng phí tài nguyên, ảnh hưởng đến đời sống của người dân trong vùng dự án.
Đoàn giám sát làm việc với UBND huyện Nghi Xuân |
Đối với thực trạng xử lý các tài sản công gắn liền với đất dôi dư sau sáp nhập xã, thôn, trường học; các địa phương cơ bản đã quy hoạch đất ở tại các vị trí đất dôi dư sau sáp nhập. Tuy nhiên, quá trình triển khai gặp khó khăn do diện tích tại các vị trí này vượt quá hạn mức giao đất cho phép; việc chia lô đất ở nhằm đảm bảo hạn mức diện tích giao đất ở không thể thực hiện được do vướng tài sản trên đất nên UBND huyện đã có văn bản gửi các sở, ngành để xin ý kiến thực hiện phương án “Bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất”.
Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân Nguyễn Hải Nam báo cáo kết quả giải quyết các kiến nghị của cử tri và nội dung trả lời chất vấn có liên quan tại địa bàn. |
Đối với tình trạng nhiều dự án nhà đầu tư đã được giao đất, cho thuê đất nhưng chậm đầu tư trên địa bàn; đoàn kiểm tra, rà soát theo Quyết định số 17/QĐ-SKHĐT ngày 20/4/2021 của Sở Kế hoạch & Đầu tư đã thực hiện kiểm tra 8 dự án vào các ngày 04/10 và 06/10/2021; làm việc, đôn đốc các nhà đầu tư thực hiện dự án đảm bảo theo đúng quy định pháp luật; kiến nghị UBND tỉnh, các sở, ngành có phương án xử lý đối với các dự án còn vướng mắc theo Nghị định số 148/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ.
Phó giám đốc sở TNMT Trần Hữu Khanh: giải trình một số vướng mắc về giải phóng mặt bằng các dụ án trên địa bàn huyện Nghi Xuân |
Tính đến nay, có tất cả 171 hộ có nguồn gốc giao đất trái thẩm quyền chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ); trong đó, 119 trường hợp đang vướng mắc do không phù hợp quy hoạch, giao đất nhưng chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính...; còn lại 52 trường hợp, các xã đang hướng dẫn lập hồ sơ thủ tục cấp GCNQSDĐ.
Ngoài ra, toàn huyện đã có 927 hộ được công nhận lại diện tích đất ở có nguồn gốc sử dụng trước năm 1980; hiện, huyện đang chỉ đạo các địa phương thực hiện công nhận lại đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu.
Phó Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Phạm Nghĩa: đề nghị huyện Nghi Xuân cần quan tâm xử lý dứt điểm tồn đọng về đất đai trên địa bàn |
Hiện nay huyện Nghi Xuân có 7 xã được quy hoạch, đấu giá, giao đất bám các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ. Theo đó, đã đấu giá, cấp GCNQSDĐ 33 lô tại Xuân Lĩnh; 29/30 lô tại Xuân Liên; 170 lô tại thị trấn Xuân An; 13 lô tại Xuân Thành; 39/54 lô tại Xuân Mỹ; 23 lô tại Xuân Phổ; 12 lô tại Xuân Hải
Tại buổi làm việc, lãnh đạo huyện Nghi Xuân đã giải trình, làm rõ kết quả kiểm tra, xử lý Trại thực nghiệm giống nuôi trồng thủy sản tại Xuân Phổ bỏ hoang nhiều năm, gây lãng phí; việc tổ chức đấu giá mỏ vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn; đầu tư triển khai thi công hoàn thành tuyến đê Hội Thống (đoạn từ K0 đến K5)…
Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh: Đề nghị huyện khẩn trương hoàn thiện việc rà soát, xử lý các dự án chậm tiến độ do huyện quyết định đầu tư đảm bảo theo lộ trình, kế hoạch UBND giao.
|
Cũng tại buổi làm việc, các đại biểu đã thẳng thắn nhìn nhận những vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai, như: Công tác kiểm tra, giám sát của các sở, ngành và địa phương chưa kịp thời, chưa có phương án xử lý hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm; chưa quyết liệt trong việc đôn đốc nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án đúng tiến độ; công tác GPMB chậm, kéo dài do kỹ năng đàm phán, thỏa thuận của nhà đầu tư hạn chế, sự phối hợp với các địa phương chưa tốt, một số hộ dân không chịu phối hợp... Đồng thời chỉ ra những bất cập, chồng chéo vướng mắc giữa các quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về đầu tư; chưa có hướng dẫn về biện pháp khắc phục đối với nhà đầu tư vi phạm các quy định liên quan đến hoạt động đầu tư trên địa bàn, chưa có quy định xử lý vi phạm hành chính đối với việc nhà đầu tư chậm triển khai thực hiện dự án… Bên cạnh đó, ý thức chấp hành pháp luật tại một số nhà đầu tư chưa cao dẫn đến các hành vi vi phạm trong quá trình thực hiện dự án như xây dựng không đúng quy hoạch, sai giấy phép xây dựng; vi phạm về bảo vệ môi trường..
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ đề nghị, đối với các dự án chậm tiến độ được UBND huyện chấp thuận đầu tư, cần tập trung xử lý nhằm tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp; đối với tài sản công sau sáp nhập cần quan tâm triển khai theo phương án và lộ trình đã được UBND tỉnh phê duyệt; rà soát, giám sát tiến độ việc cấp GCNQSDĐ trên địa bàn; soát xét tính cần thiết của tuyến đê Hội Thống trong việc đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân để tiếp tục đề xuất đầu tư...
Tin mới cập nhật
- Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh thông qua 26 nghị quyết quan trọng ( 13/12)
- Khẩn trương hoàn thành các công việc liên quan đến sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã ( 13/12)
- Chủ động thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp bộ máy tinh gọn ( 13/12)
- Tư lệnh ngành Tài nguyên Môi trường trả lời chất vấn nhiều vấn đề cử tri quan tâm ( 12/12)
- Cơ sở vật chất, hạ tầng, học phí trường nghề và Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên làm “nóng” nghị trường ( 12/12)
- Phát huy vai trò làm chủ, tinh thần tự quản của Nhân dân, xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc ( 12/12)