Theo báo cáo, thời gian qua công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Lộc Hà đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai. Theo đó, công tác quản lý Nhà nước về đất đai từng bước được tăng cường; việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai được gọn nhẹ, hiệu quả; khắc phục được tình trạng buông lỏng trong quản lý; phát huy tốt tinh thần trách nhiệm trong việc tham mưu cho cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở. Tổng nguồn thu từ giao đất, cho thuê đất trong giai đoạn 2014-2016 của các tổ chức để thực hiện dự án trên địa bàn là 1.925.496 nghìn đồng.
Trưởng ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh Trần Viết Hậu phát biểu |
Về lĩnh vực môi trường, giai đoạn 2014-2016, UBND huyện đã ban hành 123 bản xác nhận cam kết bảo vệ môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, trong đó 38 bản xác nhận cho cơ sở chăn nuôi quy mô nhỏ và vừa. Chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn chủ yếu là chất thải từ hoạt động sinh hoạt hằng ngày của các hộ gia đình, cá nhân. Năm 2016 lượng rác thải phát sinh 54 tấn/ngày đêm; hiện trên địa bàn huyện có 13 xã có HTX vệ sinh môi trường thu gom rác thải, 8 xã có xe tải vận chuyển rác. Toàn huyện có 01 khu vực xử lý rác thải bằng lò đốt không sử dụng nhiên liệu tại xã Thạch Bằng với công suất 4-5 tấn/ngày; các xã còn lại vận chuyển về khu xử lý rác của huyện tại xã Hồng Lộc để chôn lấp hợp vệ sinh… Trong chăn nuôi, có 31 vùng với diện tích 291,8 ha chăn nuôi tâp trung; ngoài ra, có 4 vùng được đưa vào chăn nuôi gia súc, gia cầm với diện tích13ha. Từ năm 2014 đến nay UBND huyện đã xác nhận cam kết bảo vệ môi trường đối với 2 dự án chăn nuôi tập trung.
Phó Trưởng ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Thị Thúy Nga |
Bên cạnh đó, UBND huyện cũng nêu lên một số khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước về đất đai và môi trường như: công tác quản lý và lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đang còn nhiều bất cập; công tác truyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai chưa được quan tâm thực hiện thường xuyên; việc nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về đất đai ở các cấp, các ngành chưa được quan tâm, chú trọng… Khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực môi trường là việc phát triển các mô hình, trang trại chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn đang gây ảnh hưởng lớn đến môi trường; việc phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thực hiện chưa đúng quy định; chất lượng hoạt động của các Hợp tác xã, tổ đội vệ sinh môi trường chưa đáp ứng yêu cầu...
Phó Trưởng ban Văn hóa - xã hội HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nguyệt |
Tại cuộc làm việc, các đại biểu tham dự đã trao đổi, thảo luận và đề nghị huyện giải thích làm rõ một số vấn đề liên quan đến: công tác quản lý, giám sát việc sử dụng các loại đất theo mục đích được giao, cho thuê đất; việc xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai; thực trạng hoạt động của các mỏ trên địa bàn và vấn đề cải tạo môi trường đối với các mỏ đã dừng hoạt động… Trên lĩnh vực môi trường, đề nghị làm rõ công tác xử lý rác thải nguy hại trên địa bàn; việc thực hiện đánh giá tác động môi trường và hướng xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi đối với các trang trại chăn nuôi tập trung và nông hộ; giải pháp xử lý các cơ sở giết mổ trên địa bàn không đảm bảo yêu cầu…
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hồng Hải phát biểu kết luận cuộc làm việc |
Phát biểu kết luận cuộc làm việc, đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hồng Hải ghi nhận những kết quả đạt được và chia sẽ những khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về đất đai và môi trường trên địa bàn thời gian qua. Đồng chí đề nghị UBND huyện lưu ý: việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các dự án trên địa bàn cần chú trọng đến việc quản lý chặt chẽ theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt, đặc biệt là các dự án xung quanh khu vực biển; quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, nhất là tuyến đường vào bãi xử lý rác thải tập trung của huyện; tăng cường kiểm soát chặt chẽ vấn đề ô nhiễm môi trường; thực hiện nghiêm các quy trình thẩm định và chú trọng đến công tác đánh giá tác động môi trường đối với các dự án trên địa bàn; tập trung rà soát những HTX chăn nuôi chưa đảm bảo vệ sinh môi trường để có hướng xử lý... Đồng thời đề nghị huyện bổ sung đầy đủ danh mục các dự án bị đình chỉ hoặc thu hồi đất và nghiêm túc tiếp thu các ý kiến góp ý, bổ sung, hoàn thiện báo cáo.
Đoàn khảo sát tại Dự án nuôi cá bơn, cá mú và tôm công nghệ cao tại xã Thịnh Lộc |
khảo sát Dự án khai thách và chế biến Mỏ đá núi Động Nỏ xã Hồng Lộc |
Trước đó, Đoàn đã trực tiếp khảo sát thực tế tại một số dự án sử dụng đất, trang trại chăn nuôi, bãi rác trên địa bàn như: dự án nuôi cá bơn, cá mú và tôm công nghệ cao tại xã Thịnh Lộc; dự án khai thác và chế biến mỏ đá xây dựng núi Động Nỏ tại xã Hồng Lộc; dự án xây dựng Xưởng cơ khí, sữa chữa các loại máy công trình tại xã Thạch Châu; HTX chăn nuôi 27/7 tại xã Thịnh Lộc và bãi rác tại xã Hồng Lộc.
Tin mới cập nhật
- Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh thông qua 26 nghị quyết quan trọng ( 13/12)
- Khẩn trương hoàn thành các công việc liên quan đến sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã ( 13/12)
- Chủ động thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp bộ máy tinh gọn ( 13/12)
- Tư lệnh ngành Tài nguyên Môi trường trả lời chất vấn nhiều vấn đề cử tri quan tâm ( 12/12)
- Cơ sở vật chất, hạ tầng, học phí trường nghề và Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên làm “nóng” nghị trường ( 12/12)
- Phát huy vai trò làm chủ, tinh thần tự quản của Nhân dân, xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc ( 12/12)