Kiểm tra tại Dự án xây dựng tổ hợp Trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, khách sạn của Công ty Cổ phần Đầu tư Hưng Phú |
Đoàn đã chia thành 2 tổ và tiến hành khảo sát thực tế tại các Dự án đóng trên địa bàn phường Sông Trí (Dự án xây dựng nhà hàng, khách sạn của Công ty Cổ phần thương mại Việt Hà; Dự án xây dựng Trung tâm thương mại, dịch vụ, văn phòng, nhà ở của Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ Hà Tĩnh; Dự án nhà máy nước uống tinh khiết của Công ty TNHH Hoàng Hà Anh; Dự án đầu tư hạ tầng kinh doanh nhà ở của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Châu Tuấn; Dự án xây dựng tổ hợp Trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, khách sạn của Công ty Cổ phần Đầu tư Hưng Phú); các dự án, cơ sở chăn nuôi đóng trên địa bàn các xã Kỳ Hưng, Kỳ Hoa, phường Kỳ Thịnh (Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và đầu tư các dự án trong Cụm CN-TTCN tập trung của Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Lợi Châu tại Kỳ Hưng; cơ sở chăn nuôi HTX Thanh Niên (ông Phạm Văn Đình) xứ Vườn Hoa, xã Kỳ Hoa; cơ sở chăn nuôi hộ ông Lê Văn Hoa ở phường Kỳ Thịnh; bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt thị xã Kỳ Anh, Phường Sông Trí; Công ty CP TV XD Quản lý môi trường đô thị Kỳ Anh).
Từ khi thành lập trên địa bàn thị xã Kỳ Anh đang triển khai 56 dự án (có 46 dự án của Khu kinh tế (KKT), 04 dự án cấp nước, 01 dự án đường điện, 05 dự án ngoài KKT); năm 2016, thị xã Kỳ Anh tiếp nhận mới thêm 27 dự án triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, nâng tổng số dự án đang triển khai lên 78 dự án; đến đầu Quý I năm 2017, trên địa bàn thị xã Kỳ Anh triển khai thực hiện và xử lý tồn đọng 53 dự án chuyển tiếp từ năm 2016, tiếp nhận thêm 7 dự án mới và triển khai 41 dự án.
Kiểm tra việc sản xuất nước tinh khiết tại Công ty TNHH Hoàng Hà Anh |
Hiện nay, thị xã Kỳ Anh có 50 dự án vừa triển khai xây dựng các hạng mục vừa hoạt động sản xuất kinh doanh; 3 dự án chưa hoàn thiện các hạng mục kinh doanh chính; 12 dự án đã xây dựng và dừng thi công tại hiện trường; 15 dự án đã có mặt bằng nhưng chưa triển khai xây dựng; có 27 dự án chưa triển triển khai xây dựng do vướng giải phóng mặt bằng. Tổng nguồn phải thu từ giao đất, thuê đất cho các tổ chức để thực hiện các dự án trên địa bàn là hơn 182.602 triệu đồng nhưng chỉ mới thu được hơn 103.505 triệu đồng; kinh phí thu từ đất thị xã được hưởng từ sau khi thành lập (2015) và năm 2016 là gần 28 tỷ đồng. Việc quản lý, giám sát việc sử dụng các loại đất theo mục đích được giao, thuê; thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Công tác giám sát, thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai được quan tâm...
Đồng chí Trần Viết Hậu, Ủy viên Thường trực, Trưởng ban Kinh tế ngân sách |
Tuy nhiên, thị xã Kỳ Anh hiện thiếu hụt cán bộ, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất chưa được thành; nhiều Dự án hoạt động không hiệu quả, hiện nay đã ngừng hoạt động, giải thể nên các khoản nợ lớn, kéo dài; các doanh nghiệp còn thắc mắc về cách tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; việc thu nợ còn nhiều hạn chế…
Lĩnh vực môi trường, hiện nay, trên địa bàn thị xã có 4 cơ sở chăn nuôi tập trung, trong đó có 1 cơ sở đã có đánh giá tác động môi trường (ĐTM), 2 cơ sở có cam kết bảo vệ môi, 1 cơ sở chưa có thủ tục về bảo vệ môi trường (xã Kỳ Ninh).
Đồng chí Nguyễn Quốc Hà, Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh |
Về rác thải sinh hoạt, hiện mỗi ngày thị xã phát sinh 70-80 tấn rác sinh hoạt; việc phân loại, lưu trữ tại nguồn chưa được thực hiện một cách có hệ thống vì không có xe vận chuyển riêng từng loại; thị xã hiện có 12 đơn vị hoạt động thu gom rác, khối lượng thu gom 60 tấn/ngày đêm, tỷ lệ thu gom đạt 84,4%; rác thải sinh hoạt được vận chuyển về nhà máy rác thải sinh hoạt Hoành Sơn (xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh) để xử lý…
Tại cuộc làm việc với UBND thị xã Kỳ Anh, Đoàn giám sát đề nghị làm rõ thêm về các vấn đề: Những khó khăn, vướng mắc trong công tác thu hồi đất đối với các cá nhân, tổ chức; giải pháp trong việc quản lý nhà nước đối với các dự án chậm tiến độ, không triển khai dự án sau khi được giao đất; việc quản lý các doanh nghiệp khai thác khoảng sán trong công tác phục hồi môi trường sau khi đóng cửa mỏ; công tác quản lý, mức độ hỗ trợ của nhà nước đối với việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải; việc phối hợp giữa thị xã Kỳ Anh và Ban quản lý Khu kinh tế về đất đai, môi trường; giải pháp khắc phục những bất cập đối với việc một số cơ sở chăn nuôi ở đầu nguồn nước…
Đồng chí Võ Hồng Hải, TUV, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại cuộc làm việc |
Kết luận cuộc làm việc, đồng chí Võ Hồng Hải, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đánh giá cao nỗ lực của thị xã Kỳ Anh trong công tác quản lý đất đai và môi trường, chia sẻ với các khó khăn của thị xã. Đồng thời, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị UBND thị xã Kỳ Anh tiếp thu các ý kiến phát biểu của các đại biểu tham dự để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, chủ động, tích cực hơn nữa trong quản lý nhà nước về đất đai, môi trường; nâng cao chất lượng công tác phối hợp với Ban quản lý Khu kinh tế; không để xảy ra các vi phạm về đất đai, môi trường trên địa bàn thị xã; về những vướng mắc, kiến nghị của thị xã Đoàn tiếp thu và tổng hợp và làm việc với các sở, ngành liên quan và trình HĐND tỉnh tại kỳ họp sắp tới.
Tin mới cập nhật
- Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh thông qua 26 nghị quyết quan trọng ( 13/12)
- Khẩn trương hoàn thành các công việc liên quan đến sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã ( 13/12)
- Chủ động thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp bộ máy tinh gọn ( 13/12)
- Tư lệnh ngành Tài nguyên Môi trường trả lời chất vấn nhiều vấn đề cử tri quan tâm ( 12/12)
- Cơ sở vật chất, hạ tầng, học phí trường nghề và Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên làm “nóng” nghị trường ( 12/12)
- Phát huy vai trò làm chủ, tinh thần tự quản của Nhân dân, xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc ( 12/12)