Toàn cảnh cuộc làm việc |
Đồng chí Nguyễn Thị Nữ Y, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Hoàng Trung Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; các đồng chí trong Thường trực HĐND tỉnh; các sở, ban, ngành liên quan và Huyện ủy, UBND huyện Thạch Hà, các xã bị ảnh hưởng bởi dự án cùng dự.
Đồng chí Lê Đình Sơn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và Đoàn kiểm tra tại xã Thạch Hải... |
... khu vực moong mỏ... |
...khu vực bãi thải... |
...và trò chuyện với hộ Phan Văn Hoàn, xóm 9 xã Thạch Đỉnh |
Dự án đầu tư khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê (điều chỉnh) có tổng mức đầu tư 14.517,2 tỷ đồng, tổng diện tích đất sử dụng là 4.821ha, giai đoạn 1 công suất khai thác 5 triệu tấn/năm, thời gian xây dựng cơ bản là 9 năm, tuổi thọ mỏ quặng là 52 năm. Từ tháng 8/2011-4/2016, TIC dừng bóc đất tầng phủ, tái cơ cấu cổ đông và huy động vốn dự án; thực hiện việc điều chỉnh, trình thẩm định, phê duyệt dựu án điều chỉnh.
Bên cạnh đó, TIC đã tích cực phối hợp với Ban quản lý khu vực mỏ và Hội đồng bồi thường huyện Thạch Hà giải quyết các tồn đọng, điều chỉnh lộ trình giải phóng mặt bằng (GPMB) - tái định cư phù hợp với dự án điều chỉnh… Đến nay, không có vướng mắc liên quan đến GPMB. TIC đã giải ngân cho công tác bồi thường GPMB, hỗ trợ tái định cư hơn 380 tỷ đồng và 46,732 tỷ đồng/697 tỷ đồng về Đề án phát triển bền vững kinh tế- xã hội các xã chịu ảnh hưởng Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê. Công ty TIC cam kết sẽ tập trung huy động vốn đảm bảo triển khai dự án theo đúng tiến độ; hoàn thiện bổ sung các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành; phối hợp giải quyết các tồn đọng và thực hiện GPMB- TĐC theo đúng lộ trình; chuẩn bị các điều kiện để tiến hành đầu tư xây dựng cơ bản mỏ.
Ông Nguyễn Quốc Hưng, Giám đốc TIC |
Đồng chí Trần Việt Hà, Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà |
Đồng chí Nguyễn Văn Hồng, Chủ tịch UBND xã Thạch Đỉnh |
Báo cáo của UBND huyện Thạch Hà cho biết: Đến nay đã thành hoàn thành lập phương án bồi thường hơn 821 ha, trong đó 733 ha moong mỏ và bãi thải; 88,77 ha khu vực xây dựng hạ tầng. Trong thời gian qua, huyện đã tăng cường quản lý nhà nước, quản lý đụa bàn, hạn chế tối đa những bất cập trong công tác bồi thường, GPMB… Tiếp đó, thực hiện đề án Đề án phát triển bền vững kinh tế- xã hội các xã chịu ảnh hưởng Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê. Trong đó, tập trung xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất, an sinh xã hội (hơn 597 tỷ đồng) đã góp phần ổn định dân cư, thúc đẩy sản xuất phát triển; gắn đề án với tiến độ chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới với tổng nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ chương trình là 36,8 tỷ đồng, xây dựng hàng trăm mô hình sản xuất có hiệu quả, hình thành vùng sản xuất hàng hóa như: sản xuất rau, củ, quả Thạch Văn; mô hình sản xuất rau, củ, quả VietGap; nuôi tôm công nghệ cao trên cát…; thực hiện chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm cho người lao động.
Đồng chí Nguyễn Thị Nữ Y, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh |
Tuy nhiên, do dự án triển khai chậm, đứt quãng kéo dài trong nhiều năm đã dẫn đến nhiều hệ lụy làm ảnh hưởng đến đời sống dân sinh, sản xuất của người dân 6 xã vùng ảnh hưởng và các xã lân cận.
Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo các địa phương bị ảnh hưởng bởi dự án đã kiến nghị lên HĐND tỉnh những vấn đề nóng như: Do nằm trong quy hoạch, cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhà ở của dân xuống cấp; nhiều vùng nằm trong kế hoạch GPMB nhưng chưa được bồi thường và di dời; nhu cầu cấp thiết cấp đất tách hộ (Thạch Hải 200 hộ cấp thiết phải cấp đất tách hộ; 50 hộ sát moong mỏ ở Thạch Bàn) nhưng chưa có phương án tái định cư hoặc đang dang dở; hệ thống thủy lợi và nước sạch sinh hoạt thiếu trầm trọng; đất sản xuất bị thu hẹp trong khi chưa chuyển đổi được nghề…
Đồng chí Lê Đình Sơn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại cuộc làm việc |
Phân tích các vấn đề bức thiết, Thường trực HĐND yêu cầu TIC, Sở Tài Nguyên& Môi trường; Sở Công thương giải trình các vấn đề liên quan đến: lộ trình khai thác, công nghệ được áp dụng thực hiện khi dự án tái khai thác; thị trường tiêu thụ; vấn đề về vốn của nhà đầu tư. Đặc biệt là những đánh giá tác động môi trường trong quá trình khai thác, những hệ lụy kèm theo đối với vùng dự án và tình hình kinh tế xã hội của tỉnh. Đồng chí Lê Đình Sơn, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khẳng định: đây là việc hệ trọng không chỉ của công ty mà còn là của tỉnh. Do vậy cần có sự cân nhắc một cách toàn diện nhằm đảm bảo dự án phát triển bền vững gắn với sự phát triển bền vững về kinh tế xã hội và môi trường của Hà Tĩnh. Do đó, đồng chí đề nghị UBND tỉnh tiếp thu và có trả lời bằng văn bản lên Thường trực HĐND tỉnh trong thời gian tới để Thường trực HĐND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét.
Tin mới cập nhật
- Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh thông qua 26 nghị quyết quan trọng ( 13/12)
- Khẩn trương hoàn thành các công việc liên quan đến sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã ( 13/12)
- Chủ động thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp bộ máy tinh gọn ( 13/12)
- Tư lệnh ngành Tài nguyên Môi trường trả lời chất vấn nhiều vấn đề cử tri quan tâm ( 12/12)
- Cơ sở vật chất, hạ tầng, học phí trường nghề và Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên làm “nóng” nghị trường ( 12/12)
- Phát huy vai trò làm chủ, tinh thần tự quản của Nhân dân, xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc ( 12/12)