Thảo luận về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, đại biểu Đặng Quốc Cương (tổ đại biểu huyện Cẩm Xuyên) đề nghị tiếp tục quan tâm và có sự đầu tư đúng mức trong việc xác định bộ giống chủ lực về cây trồng, vật nuôi để hướng tới mỗi địa phương một sản phẩm theo chuổi liên kết; khảo sát hiệu quả các mô hình trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp để định hướng và tạo điều kiện cho các đơn vị, HTX đã triển khai mô hình này; tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Đại biểu Cù Thị Bích Ngọc (tổ đại biểu huyện Đức Thọ) đề nghị quan tâm đến việc kiểm soát dịch bệnh động vật, công tác thú y trên toàn tỉnh; sớm giải quyết tồn đọng theo nghị quyết 90 của HĐND tỉnh. Đại biểu Nguyễn Đình Thọ (tổ đại biểu thành phố Hà Tĩnh) đề nghị xây dựng và triển khai mô hình chuỗi liên kết, ứng dụng công nghệ 4.0 vào xây dựng thương hiệu và quảng bá hình ành cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực.
Đại biểu Đỗ Khoa Văn (Tổ đại biểu huyện Vũ Quang) |
Đại biểu Trần Việt Hà (Tổ đại biểu huyện Thạch Hà) |
Về xây dựng nông thôn mới, theo đại biểu Trần Việt Hà (tổ đại biểu huyện Thạch Hà) thời gian qua một số địa phương không nằm trong số xã được UBND tỉnh Quyết định phê duyệt xã hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới trong năm 2016, đề nghị tỉnh sớm xem xét hỗ trợ nguồn vốn nông thôn mới cho các địa phương không có tên trong Quyết định trên. Tiếp tục quan tâm, chỉ đạo mạnh mẽ, có chính sách hỗ trợ đúng mức để nâng cao số lượng và chất lượng vườn mẫu, khu dân cư kiểu mẫu. Tiếp tục duy trì chính sách hỗ trợ xi măng để xây dựng giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng, xây dựng hệ thống rãnh thoát nước trên địa bàn các xã, thị trấn.
Đại biểu Đặng Quốc Cương (Tổ đại biểu huyện Cẩm Xuyên) |
Quan tâm đến lĩnh vực này, đại biểu Võ Công Hàm cho rằng khi ban hành quyết định 05 với 20 tiêu chí, bước đầu triển khai ở cơ sở gặp nhiều khó khăn, đề nghị quan tâm công tác lãnh đạo, chỉ đạo, giao các sở ngành thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, giúp đỡ để huyện thực hiện được các tiêu chí; có cơ chế chính sách đặc thù hỗ trợ kinh phí lồng ghép các chương trình, dự án. Đại biểu Trần Ngọc Thanh (tổ đại biểu huyện Hương Sơn) đề nghị tỉnh quan đầu tư nguồn lực và chỉ đạo các đơn vị đỡ đầu cho các xã biên giới trong xây dựng Nông thôn mới.
Đại biểu khách mời Võ Công Hàm, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ |
Trên lĩnh vực Tài nguyên, môi trường, khoáng sản, đại biểu Cù Thị Bích Ngọc (tổ đại biểu huyện Đức Thọ) cho rằng hiện nay tình trạng khai thác cát trên sông La vẫn diễn ra phức tạp, gây bức xúc cho Nhân dân, đề nghị tăng cường công tác giám sát trên sông; kiên quyết thu hồi giấy phép đối với các Doanh nghiệp khai thác ngoài mỏ được cấp phép; xử phạt, xử lý triệt để các vi phạm; kịp thời có giải pháp cụ thể để khảo sát khắc phục việc ô nhiễm môi trường trong quá trình thi công dự án Ngàn Trươi – Cẩm Trang.
Đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Tổ đại biểu huyện Can Lộc) |
Đối với công tác quốc phòng, an ninh, đại biểu Nguyễn Hữu Thông (tổ đại biểu huyện Can Lộc) đề nghị tiếp tục quán triệt thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới; tăng cường xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần, tiềm lực kinh tế, thế trận QPAN theo tinh thần nghị quyết 28 của Bộ Chính trị; các địa phương tùy vào nguồn lực của mình quan tâm đầu tư xây dựng các công trình trong khu vực phòng thủ, thao trường, bãi tập trong LLVT; phối hợp với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và các cơ quan chức năng rà soát giải quyết dứt điểm các điểm đất quốc phòng không để tình trạng cấp chồng, lấn chiếm xảy ra; quan tâm thực hiện tốt nhiệm vụ diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh.
Đại biểu Đào Thị Anh Nga (Tổ đại biểu thị xã Hồng Lĩnh) |
Đề cập đến vấn đề cải cách hành chính, đại biểu Trần Việt Hà (tổ đại biểu huyệnThạch Hà), đề nghị các cơ quan ngành dọc đóng trên địa bàn (như Công an tỉnh, Cục thuế tỉnh, Kho bạc tỉnh) xem xét và sớm thống nhất phương án tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân tại Trung tâm hành chính công cấp huyện. Xem xét ban hành khung chính sách hỗ trợ cán bộ làm công tác tại các Trung tâm hành chính công trên địa bàn. Để tạo khả năng tương tác, liên thông từ cấp xã đến huyện (một số thủ tục lên đến tỉnh), đề nghị tỉnh quan tâm đầu tư, hỗ trợ các xã, thị trấn hệ thống mạng Lan, trang thiết bị công nghệ thông tin (máy tính, máy in, máy scan...).
Đại biểu Nguyễn Đình Thọ (Tổ đại biểu thành phố Hà Tĩnh) |
Về công tác dân số, y tế, giáo dục đào tạo, đại biểu Cù Thị Bích Ngọc (tổ đại biểu huyện Đức Thọ) đề nghị tỉnh đưa các mục tiêu, chỉ tiêu về dân số và phát triển vào nghị quyết, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời, có các giải pháp đổi mới tư duy về chính sách dân số, chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên thông, giáo dúc, đưa công tác dân số và phát triển thành một nội dung trọng tâm trong công tác hoạt động thường kỳ. Tiếp tục chỉ đạo và có các giải pháp thực hiện lộ trình BHYT toàn dân, phát triển BHYT gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Đổi mới quan điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo, bổ sung, điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống y tế, hình thành Trung tâm kiểm soát bệnh tật trước năm 2020, trung tâm y tế huyện ba chức năng. Đại biểu Nguyễn Thị Bích Sơn (tổ đại biểu huyện Kỳ Anh) đề nghị tỉnh xem xét có chính sách đặc thù hỗ trợ đội ngũ cô nuôi, nhân viên hành chính trong các trường học để đảm bảo cuộc sống; quan tâm có chính sách hỗ trợ xây dựng nhà ở nội trú cho giáo viên vùng sâu, vùng xa.
Đại biểu Nguyễn Thị Bích Sơn (Tổ đại biểu huyện Can Lộc) |
Liên quan đến các tờ trình và dự thảo nghị quyết được trình tại kỳ họp, các đại biểu cơ bản đồng tình; đồng thời tập trung phân tích, mổ xẻ nhiều vấn đề, kiến nghị HĐND tỉnh xem xét. Cụ thể: Về Đề án phát triển kinh tế tập thể tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 và những năm tiếp theo, đại biểu Đào Thị Anh Nga (tổ đại biểu thị xã Hồng Lĩnh) cho rằng trong đề án đã đánh giá tình hình thực trạng chỉ ra những tồn tại, hạn chế và đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, phân công trách nhiệm cho các sở, ngành liên quan để tổ chức thực hiện. Tuy vậy, trong phần phân công nhiệm vụ cần cụ thể hơn và có phân cấp rõ ràng hơn để từ đó nâng cao vai trò trách nhiệm của các cơ quan, địa phương trong quản lý, hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế tập thể, đồng thời kịp thời khắc phục được những tồn tại hạn chế như trong Đề án nêu.Về một số chính sách bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và những năm tiếp theo, đại biểu Đỗ Khoa Văn đề nghị HĐND có chính sách hỗ trợ cho các hộ dân được giao nhiêm vụ bảo vệ rừng như Ban quản lý rừng và các chủ rừng với định mức 300 ngàn đồng/ha. Đại biểu Đào Thị Anh Nga (tổ đại biểu thị xã Hồng Lĩnh) đề nghị bổ sung thêm chỉ tiêu 95% hộ gia đình sử dụng nhà vệ sinh theo chuẩn Bộ y tế, bởi đây cũng là vấn đề cần được quan tâm trong tổng thể công tác bảo vệ môi trường chung và là 1 trong các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. Quan tâm đến tờ trình này, đại biểu Đặng Quốc Cương (tổ đại biểu huyện Cẩm Xuyên) đề nghị về chỉ tiêu, mục tiêu cụ thể đến năm 2025, 100% dân cư đô thị và nông thôn được sử dụng nước sạch; về chỉ tiêu nước thải tại các khu dân cư tập trung ở nông thôn và chất thải các cơ sở chăn nuôi tập trung đề nghị được thu gom, xử lý đảm bảo đúng quy chuẩn môi trường; quan tâm và có sự đầu tư kinh phí để xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường tại các nhà máy xử lý rác thải; có chính sách quan tâm, hỗ trợ cho các HTX và các tổ chức đơn vị làm công tác vệ sinh môi trường. Về một số chính sách khuyến khích đào tạo, thu hút, sử dụng, khen thưởng nguồn nhân lực chất lượng cao, theo đại biểu Đỗ Khoa Văn để tránh bất cập về cơ cấu thu hút nhân lực chất lượng cao như đã xảy ra, đề nghị cần làm rõ nhu cầu nhân lực chất lượng cao đối với từng ngành, lĩnh vực, địa phương cụ thể. Về một số chính sách phát triển thể thao thành tích cao đến năm 2020 và những năm tiếp theo, đề nghị quan tâm phát triển phong trào thể thao quần chúng ở các địa phương nhằm cải thiện đời sống văn hóa tinh thần và nâng cao thể lực cho các tầng lớp Nhân dân; quan tâm xây dưng và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ HLV các môn thể thao của tỉnh đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; có kế hoạch khai thác phát huy công năng các nhà thi đấu, sân vận động, các trung tâm TDTT của tỉnh, của địa phương bằng chính sách xã hội hóa. Đối với một số chính sách phát triển du lịch Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo, đại biểu Đỗ Khoa Văn đề nghị tập trung cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao chất lượng quản lý để kêu gọi các dự án đầu tư và các nhà đầu tư có năng lực. Về chỉ tiêu 500 cơ sở lưu trú cần xác định chỉ tiêu chất lượng hạ tầng, dịch vụ; nghiên cứu chọn 1 số địa điểm trọng điểm để tập trung đầu tư và xây dựng tạo thành điểm nhấn trong du lịch ở Hà Tĩnh.
Đại biểu Trần Ngọc Thanh (Tổ đại biểu huyện Hương Sơn) |
Ngoài ra, đại biểu Võ Công Hàm đề nghị tiếp tục thực hiện Luật giám sát quốc hội, HĐND các cấp trên tất cả các lĩnh vực để giúp UBND điều hành, thực hiện tốt về quản lý nhà nước và thực hiện nghị quyết HĐND.
Đại biểu Cù Thị Bích Ngọc (Tổ đại biểu huyện Đức Thọ) |
Kết thúc phiên thảo luận tại Hội trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Đình Sơn đánh giá cao các ý kiến phát biểu sâu sắc, trách nhiệm toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của các đại biểu tham dự. Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh và các cơ quan chức năng tiếp thu, đưa vào các văn bản theo đúng quy định để kỳ họp thông qua các Nghị quyết.
Tiếp theo, Kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh khóa XVII tiến hành phiên chất vấn, trả lời chất vấn tại Hội trường.
Tin mới cập nhật
- Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh thông qua 26 nghị quyết quan trọng ( 13/12)
- Khẩn trương hoàn thành các công việc liên quan đến sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã ( 13/12)
- Chủ động thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp bộ máy tinh gọn ( 13/12)
- Tư lệnh ngành Tài nguyên Môi trường trả lời chất vấn nhiều vấn đề cử tri quan tâm ( 12/12)
- Cơ sở vật chất, hạ tầng, học phí trường nghề và Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên làm “nóng” nghị trường ( 12/12)
- Phát huy vai trò làm chủ, tinh thần tự quản của Nhân dân, xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc ( 12/12)