|
Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Trọng Sơn |
Thừa ủy quyền của UBND tỉnh, các đại biểu đã nghe Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Trọng Sơn báo cáo kết quả thu, chi ngân sách năm 2016, dự toán thu chi ngân sách năm 2017. Theo đó, dự toán HĐND tỉnh giao 7.500 tỷ đồng; thực hiện 11 tháng năm 2016 đạt 4.517 tỷ đồng, bằng 83% dự toán Bộ Tài chính giao, bằng 60% dự toán HĐND tỉnh giao và bằng 79% so với cùng kỳ năm 2015; thu ngân sách nội địa ước thực hiện cả năm 2016 đạt khoảng 5.450 tỷ đồng, bằng 101% dự toán trung ương giao, bằng 73% dự toán HĐND tỉnh giao và bằng 78% so với cùng kỳ năm 2015. Tổng chi ngân sách địa phương dự toán giao đầu năm 13.414 tỷ đồng; thực hiện 11 tháng 9.676 tỷ đồng đạt 72% dự toán HĐND tỉnh giao. Dự kiến giao thu ngân sách nội địa năm 2017 là 6.000 tỷ đồng (thuế, phí, thu khác ngân sách 5.000 tỷ đồng; tiền sử dụng đất 1.000 tỷ đồng), bằng 104% dự toán Bộ Tài chính giao năm 2017 và bằng 110% so với số ước thực hiện năm 2016 (Số giao tăng tuyệt đối so với ước thực hiện năm 2016 là 550 tỷ đồng). Trên cơ sở định mức chi thường xuyên NSNN năm 2017 của Trung ương ban hành tại Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, tính toán đảm bảo đầy đủ các chế độ chính sách cho con người, các chính sách an sinh xã hội do Trung ương và địa phương ban hành, tính đủ các hoạt động chi thường xuyên cho các đơn vị, địa phương trên cơ sở tỷ lệ theo định mức ban hành; giao dự toán chi các sự nghiệp giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ không thấp hơn số của Trung ương giao; cân đối nguồn lực hợp lý để đảm bảo không thấp hơn mặt bằng chi thường xuyên năm 2016 trên các lĩnh vực, nhiệm vụ chi
|
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Trần Tú Anh |
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Trần Tú Anh báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển năm 2016, kế hoạch, nhiệm vụ, giải pháp năm 2017. Kế hoạch tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh dự kiến đạt 66.350 tỷ đồng; trong đó, nguồn vốn khu vực Nhà nước là 11.200 tỷ đồng (chiếm 16,88% tổng nguồn), nguồn vốn khu vực ngoài nhà nước là 14.200 tỷ đồng (chiếm 21,4% tổng nguồn), nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là 40.950 tỷ đồng (chiếm 61,72% tổng nguồn). Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội năm 2016 dự kiến huy động là 42.821,124 tỷ đồng, bằng 64,54% kế hoạch. Với mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hợp lý, bền vững; đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng; theo kế hoạch dự kiến tổng nguồn vốn cho đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh năm 2017 đạt khoảng 35.000 tỷ đồng, bằng 82,24% ước thực hiện năm 2016, trong đó:Vốn khu vực nhà nước 7.536,64 tỷ đồng (trong đó vốn ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ 5.853,345 tỷ đồng; vốn vay, vốn tự có của các doanh nghiệp Nhà nước và vốn huy động khác 1.683,295 tỷ đồng); vốn khu vực ngoài nhà nước (gồm vốn của tổ chức doanh nghiệp trong nước và dân cư) là 14.000 tỷ đồng; vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài khoảng 13.463,36 tỷ đồng (tương đương 598,37 triệu USD).
|
Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Phi Quang |
Giám đốc Sở Nội Vụ Nguyễn Phi Quang báo cáo tờ trình thông qua kế hoạch tinh giản biên chế giai đoạn 2016-2021 và tờ trình thông qua Đề án thành lập trung tâm hành chính công tỉnh. Theo Giám đốc Sở Nội vụ, năm 2011, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Nghị quyết số 26/2011/NQ-HĐND ngày 16/12/2011 về sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, ban quản lý dự án và tổ chức hội, Ủy ban nhân dân tỉnh đã triển khai thực hiện đạt kết quả quan trọng. Đến thời điểm này đã thực hiện phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện các đơn vị sự nghiệp thuộc các ngành: Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; giảm được 06 phòng, 144 đơn vị sự nghiệp, 40 Ban Quản lý dự án; chuyển 04 đơn vị sự nghiệp sang tự đảm bảo 100% kinh phí. Giảm 323 biên chế (trong đó cắt, giảm 140 biên chế, 02 hợp đồng theo Nghị định số 68 (sau đây viết tắt là hợp đồng 68) và chuyển sang tự đảm bảo kinh phí hoạt động 169 biên chế và 12 hợp đồng 68). Giải quyết chính sách theo Quyết định số 06/2012/QĐ-UBND cho 66 công chức, viên chức dôi dư các cơ quan, đơn vị, chi trả 10.723.000.000 đồng, giảm chi ngân sách 32.000.000.000 đồng. Thông qua sáp nhập đã phát huy tính sáng tạo chủ động trong công việc của công chức, viên chức, thu nhập được nâng lên, đồng thời tinh giản được biên chế mà Nhà nước cấp ngân sách.
|
Chủ tọa kỳ họp |
Tuy vậy, vẫn có một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức không làm được việc hoặc yếu kém về phẩm chất, đạo đức, trình độ, năng lực hoặc không đáp ứng yêu cầu công việc, nhiệm vụ được giao nhưng vẫn được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn nhiều tồn tại, hạn chế; còn tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu”. Từ các vấn đề phân tích trên, các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước trong những năm qua và xu thế phát triển cho thấy việc tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là một vấn đề đặc biệt quan trọng, nhằm bảo đảm tính chuyên nghiệp của hoạt động công vụ, góp phần nâng cao mức độ hoàn thành nhiệm vụ; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan, tổ chức, đơn vị…
|
Viện trưởng Viện Kiểm sát Nguyễn Văn Tiến |
Về thành lập trung tâm hành chính công, theo ông Nguyễn Phi Quang thì việc thành lập trung tâm sẽ: Tạo sự thống nhất của cả hệ thống chính trị trong việc cải cách TTHC và cung cấp dịch vụ hành chính công; tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện TTHC, lấy cá nhân, tổ chức làm trung tâm phục vụ (trọng tâm là doanh nghiệp và công dân), bảo đảm sự hài lòng, thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong việc giải quyết TTHC. Xây dựng một nền hành chính phục vụ chuyên nghiệp, hiện đại và thân thiện; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình tiếp nhận, xử lý, giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức, tạo bước đột phá mạnh mẽ đối với nhiệm vụ cải cách hành chính của tỉnh trong những năm tiếp theo. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả giải quyết TTHC của các cơ quan nhà nước; tăng cường tính liên thông trong giải quyết các TTHC, đảm bảo các thủ tục được giải quyết nhanh, công khai, minh bạch, không có khâu trung gian; rút ngắn thời gian giải quyết so với quy định, giảm chi phí thực hiện TTHC. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực, trách nhiệm tận tâm phục vụ Nhân dân và có tính chuyên nghiệp cao; xác định nhiệm vụ cụ thể đối với các cơ quan, công chức và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đơn vị khi giải quyết TTHC. Hoạt động của Trung tâm theo cơ chế “Tiếp nhận, phối hợp giải quyết và trả kết quả các thủ tục hành chính” góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước trong giải quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức.
|
Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Nguyễn Văn Thắng |
Viện Trưởng Viện kiểm sát nhân dân Nguyễn Văn Tiến báo cáo kết quả hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân năm 2016, nhiệm vụ năm 2017; Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Nguyễn Văn Thắng báo cáo kết quả hoạt động của TAND tỉnh năm 2016, nhiệm vụ năm 2017…
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Văn Việt |
Tiếp đó, các đại biểu đã nghe Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Văn Việt trình bày Tờ trình quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn thực hiện Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2017-2018. Theo đó, năm 2017-2018 đề nghị HĐND tỉnh xem xét ban hành 7 chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới Hà Tĩnh, cụ thể như: Chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp Hà Tĩnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới; chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn tại các tổ chức tín dụng để phát triển sản xuất từ nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; chính sách khuyến khích phát triển bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của tỉnh đến năm 2020; chính sách phát triển thương mại nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020; chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, sản phẩm xuất khẩu; chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh; cơ chế hỗ trợ xi măng làm đường giao thông nông thôn và kiên cố hóa kênh mương nội đồng.
|
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hồng Hải |
Thay mặt Thường trực HĐND tỉnh, đồng chí Võ Hồng Hải, Phó chủ tịch HĐND tỉnh trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp. Chuẩn bị kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh đã tổ chức 35 cuộc tiếp xúc cử tri tại 13 huyện, thị xã, thành phố với hơn 3.700 lượt cử tri tham gia, 450 lượt ý kiến phát biểu...
Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Bùi Nhân Sâm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ tham gia giám sát và xây dựng chính quyền. Trưởng ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh Trần Viết Hậu báo cáo thẩm tra của Ban trên lĩnh vực kinh tế ngân sách; Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Trọng Nhiệu báo cáo thẩm tra của Ban trên lĩnh vực pháp chế; Trưởng ban Văn hóa Xã hội HĐND tỉnh Đoàn Đình Anh báo cáo thẩm tra của Ban trên lĩnh vực Văn hóa Xã hội.
Chiều nay, các đại biểu tiến hành thảo luận tại Tổ về các vấn đề UBND tỉnh trình kỳ họp. Chúng tôi tiếp tục thông tin đến bạn đọc trong các bản tin tiếp theo.
Tin mới cập nhật
- Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh thông qua 26 nghị quyết quan trọng ( 13/12)
- Khẩn trương hoàn thành các công việc liên quan đến sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã ( 13/12)
- Chủ động thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp bộ máy tinh gọn ( 13/12)
- Tư lệnh ngành Tài nguyên Môi trường trả lời chất vấn nhiều vấn đề cử tri quan tâm ( 12/12)
- Cơ sở vật chất, hạ tầng, học phí trường nghề và Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên làm “nóng” nghị trường ( 12/12)
- Phát huy vai trò làm chủ, tinh thần tự quản của Nhân dân, xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc ( 12/12)