Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đến gần và đi sâu vào thực tiễn
EmailPrintAa
10:58 24/01/2014

Đi qua năm 2013 cũng là đi qua một nửa nhiệm kỳ hoạt động của mình. Quãng thời gian tuy không dài nhưng cũng đủ để cho tập thể Ban Văn hóa - Xã hội tự hào vì đã làm được nhiều điều sau một năm hoạt động hiệu quả

Năm 2013, kết quả hoạt động của Ban Văn hóa-Xã hội có thể gói gọn trong những con số: Đã tiến hành tổ chức 01 cuộc giám sát chuyên đề theo Nghị quyết của HĐND tỉnh; 05 cuộc giám sát và khảo sát thường xuyên; 11 cuộc làm việc với các ngành và địa phương liên quan để thu thập thông tin, phục vụ công tác tổng hợp thẩm tra các báo cáo, đề án, tờ trình và dự thảo nghị quyết của UBND tỉnh; tiến hành thẩm tra 02 báo cáo của UBND tỉnh và 03 Đề án và dự thảo Nghị quyết trình tại kỳ các Kỳ họp thứ 7 và Kỳ họp 8 HĐND tỉnh khóa XVI; tham mưu, ban hành 131 văn bản của Ban, trong đó của Thường trực HĐND tỉnh 03 văn bản để xử lý những vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp do UBND tỉnh trình.

Tuy nhiên, ẩn sau những số liệu khô khan lại là một năm hoạt động hết sức hiệu quả và có nhiều điều đáng để nói. Nếu năm trước (năm 2012) dấu ấn của Ban là “chất lượng các công trình cấp nước tập trung”; “vấn đề thu chi trong trường học”; “báo động vi phạm công tác dân số”… với những kiến nghị, đề xuất “buộc” chính quyền các cấp, các ngành chức năng vào cuộc với những động thái khá quyết liệt. Thì năm 2013 này, Ban lại tiếp tục thành công trên hoạt động giám sát, khảo sát đến những mảng vấn đề, nội dung đang được dư luận và cử tri quan tâm như “công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn”; “chính sách đặc thù cho ngành Y tế”; “công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em”; “chính sách ưu đãi đối tượng người có công với cách mạng”; “chất lượng hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở”... Mặc dù những vấn đề trên không mới và khó, song việc thiếu một sự quan tâm và nhìn nhận chưa đúng mức của các cấp, ngành liên quan tại một số thời điểm, một số nơi đã dẫn đến phát sinh nhiều tồn tại trong thực hiện nhưng chậm được xem xét xử lý. Do vậy, thông qua việc đánh giá một cách chính xác, khách quan những kết quả đạt được sau các đợt giám sát, khảo sát, Ban còn chỉ ra những bất cập, tồn tại cần được điều chỉnh đã góp phần giúp các địa phương đơn vị chấn chỉnh, lập lại trật tự để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được phân công như: sau giám sát chính sách ưu đãi đối tượng người có công với cách mạng, đến nay các ngành chức năng đã điều chỉnh một số quy định thủ tục để tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng trong lập các thủ tục hưởng các chính sách ưu đãi theo NĐ 49 và NĐ 54 của Chính phủ; chấn chỉnh công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ; sau giám sát công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, UBND tỉnh đã xem xét và điều chỉnh nhiều nội dung quan trọng, trong đó có việc phân cấp nhiều hơn về cho cấp huyện quản lý để thực hiện có hiệu quả hoạt động này; sau giám sát chất lượng hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở đã giúp Hội đồng nhân dân tỉnh có một cái nhìn toàn cảnh về thực trạng cơ sở vật chất các thiết chế văn hóa hiện nay, trên cơ sở đó đã xem xét và quyết định ban hành chính sách tăng cường đầu tư hệ thống thiết chế văn hóa trên toàn tỉnh; sau giám sát công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, các cấp các ngành đã có sự nhìn nhận và có nhiều hành động chuyển biến, rỏ nét nhất là sự kiện tổ chức được diễn đàn Trẻ em cấp tỉnh lần thứ nhất...

Ban VH-XH giám sát thực hiện các chính sách ưu đãi HS, SV theo Nghị định 54/2006 và Nghị định số  49/2010/NĐ-CP của Chính phủ

 

Có thể nói sự thành công khi đến với những mảng vấn đề trên trong năm 2013 chính là tiếp nối phương châm - đến gần và đi sâu vào đời sống nhân dân, lắng nghe và nắm bắt được nhiều hơn hơi thở của đời sống xã hội - đã xuyên suốt hoạt động của Ban trong nửa nhiệm kỳ qua. Từ phương châm này mà nơi “tác nghiệp” của Ban vẫn tiếp tục là cơ sở, địa phương, đời sống của người dân và thời gian Ban dành nhiều nhất trong năm là đi về cơ sở. Chỉ tính riêng đợt giám sát chuyên đề “Việc thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ” Ban đã dành thời gian 2 tháng để về khảo sát, thu thập thông tin và phát phiếu điều tra đến 144 đối tượng học nghề, cán bộ, công chức cấp xã, cán bộ quản lý các cơ sở đào tạo nghề và giáo viên dạy nghề tại 8 huyện, 15 cơ sở đào tạo nghề và 1 doanh nghiệp. Còn lại các đợt giám sát, khảo sát thường xuyên khác đều được Ban dành thời gian thỏa đáng để tổ chức đi về tìm hiểu, nắm bắt thông tin tại 10-15 xã, phường, thị trấn thuộc 3-4 huyện, thành phố, thị xã.

Với khối lượng khá lớn cả về nội dung công việc cũng như thời gian tổ chức thực hiện, trong khi đó số lượng Thành viên Ban mỏng và phần lớn hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Thực tiễn này đã đặt ra yêu cầu Ban cần có những cải tiến, đổi mới phương pháp hoạt động giám sát, khảo vừa phù hợp vừa hiệu quả. Để làm được điều này, điều đầu tiên được Ban đặt ra cho bộ phận làm công tác tham mưu là phải chuẩn bị rất kỹ về nội dung và đề xuất phương án thực hiện tối ưu nhất. Theo sự chỉ đạo này mà việc lên phương án thực hiện các hoạt động giám sát, khảo sát luôn đảm bảo 4 nguyên tắc: tạo được sự thuận lợi cho các Thành viên Ban tham gia; không ảnh hưởng đến hoạt động của các đơn vị, địa phương mà Ban đến làm việc; thu thập, nắm bắt được nhiều thông tin nhất và đến gần hơn, đi sâu hơn vào đời sống của người dân, xã hội. 

Phương pháp tổ chức thực hiện cũng thường xuyên được Ban tiến hành linh hoạt, thay vì những cuộc làm việc với đầy đủ các thành phần, thủ tục lễ nghi tại các công sở cấp huyện thì Ban đã tổ chức nhiều cuộc làm việc với những thành phần cần thiết, gọn nhẹ nhất và địa điểm được thực hiện ngay ở hiện trường cơ sở, như: kết thúc các đợt giám sát, khảo sát tại các địa phương, Ban thường chọn và tổ chức làm việc luôn với UBND cấp huyện và các thành phần liên quan tại địa điểm đơn vị làm việc cuối cùng trong đợt giám sát. Cách làm này vừa tiết kiệm thời gian, vừa giảm phiền hà cho địa phương. Mặt khác việc làm việc ngay tại cơ sở còn giúp cho các bên nhìn nhận và quyết định vấn đề sát thực tế hơn; hay việc tổ chức các cuộc gặp gỡ, đối thoại với người dân cả trong và ngoài các buổi làm việc chính thức cũng được Ban ưu tiên lựa chọn, cách làm này không chỉ giúp nắm được nhiều thông tin chân thực mà đây cũng là một cách để các Thành viên Ban thực hiện nhiệm vụ của mình đó là tiếp xúc với cử tri dưới nhiều hình thức.

Nhìn lại một năm hoạt động, bên cạnh những thành công trong hoạt động giám sát, khảo sát thì Ban còn ghi dấu ấn của mình qua những đánh giá sâu sắc, chính xác về lĩnh vực văn hóa-xã hội của tỉnh nhà trong 6 tháng, cả năm để từ đó gợi mở phương hướng, nhiệm vụ sát đúng tiếp theo trong thời gian tới hay những phản biện chân thực nhưng đầy khoa học trong các báo cáo thẩm tra Đề án trình tại 2 kỳ họp theo sự phân công của Thường trực Hội đồng nhân dân, được đông đảo các vị đại biểu Hội đồng nhân dân, cử tri và nhân dân tỉnh nhà bày tỏ sự đồng tình cao như: thẩm tra Đề án tăng cường xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống TCVH, TTCS giai đoạn 2013 - 2020; Đề án về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác DS - KHHGĐ…

Có được những tất cả những thành công trên chính là nhờ Ban đã quán triệt và luôn tuôn thủ phương châm đến gần và đi sâu vào thực tiễn đời sống nhân dân. Và đây cũng là mong muốn, tâm nguyện của tất cả các Thành viên Ban Văn hóa-Xã hội bởi trước hết họ chính là những người đại biểu của nhân dân.


    Ý kiến bạn đọc