Sau một tháng làm việc (21/5-21/6/2012) với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc và trách nhiệm cao, kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII đã kết thúc tốt đẹp, hoàn thành chương trình đề ra. Tại kỳ họp này, bên cạnh việc xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng của đất nước và thực hiện hoạt động giám sát tối cao thì Quốc hội đã dành nhiều thời gian cho công tác lập pháp.Quốc hội đã thảo luận và thông qua 13 luật, cho ý kiến lần đầu 6 dự án luật. ĐBND Hà Tĩnh xin giới thiệu tóm tắt về đối tượng, phạm vi điều chỉnh, bố cục và thời gian có hiệu lực thi hành của các dự án luật đã thông qua, cụ thể như sau:

"> Sau một tháng làm việc (21/5-21/6/2012) với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc và trách nhiệm cao, kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII đã kết thúc tốt đẹp, hoàn thành chương trình đề ra. Tại kỳ họp này, bên cạnh việc xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng của đất nước và thực hiện hoạt động giám sát tối cao thì Quốc hội đã dành nhiều thời gian cho công tác lập pháp.Quốc hội đã thảo luận và thông qua 13 luật, cho ý kiến lần đầu 6 dự án luật. ĐBND Hà Tĩnh xin giới thiệu tóm tắt về đối tượng, phạm vi điều chỉnh, bố cục và thời gian có hiệu lực thi hành của các dự án luật đã thông qua, cụ thể như sau:

" /> Các dự án luật được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 3 Sau một tháng làm việc (21/5-21/6/2012) với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc và trách nhiệm cao, kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII đã kết thúc tốt đẹp, hoàn thành chương trình đề ra. Tại kỳ họp này, bên cạnh việc xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng của đất nước và thực hiện hoạt động giám sát tối cao thì Quốc hội đã dành nhiều thời gian cho công tác lập pháp.Quốc hội đã thảo luận và thông qua 13 luật, cho ý kiến lần đầu 6 dự án luật. ĐBND Hà Tĩnh xin giới thiệu tóm tắt về đối tượng, phạm vi điều chỉnh, bố cục và thời gian có hiệu lực thi hành của các dự án luật đã thông qua, cụ thể như sau:

"> Sau một tháng làm việc (21/5-21/6/2012) với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc và trách nhiệm cao, kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII đã kết thúc tốt đẹp, hoàn thành chương trình đề ra. Tại kỳ họp này, bên cạnh việc xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng của đất nước và thực hiện hoạt động giám sát tối cao thì Quốc hội đã dành nhiều thời gian cho công tác lập pháp.Quốc hội đã thảo luận và thông qua 13 luật, cho ý kiến lần đầu 6 dự án luật. ĐBND Hà Tĩnh xin giới thiệu tóm tắt về đối tượng, phạm vi điều chỉnh, bố cục và thời gian có hiệu lực thi hành của các dự án luật đã thông qua, cụ thể như sau:

" />
Các dự án luật được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 3
EmailPrintAa
07:04 18/07/2012

Sau một tháng làm việc (21/5-21/6/2012) với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc và trách nhiệm cao, kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII đã kết thúc tốt đẹp, hoàn thành chương trình đề ra. Tại kỳ họp này, bên cạnh việc xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng của đất nước và thực hiện hoạt động giám sát tối cao thì Quốc hội đã dành nhiều thời gian cho công tác lập pháp.Quốc hội đã thảo luận và thông qua 13 luật, cho ý kiến lần đầu 6 dự án luật. ĐBND Hà Tĩnh xin giới thiệu tóm tắt về đối tượng, phạm vi điều chỉnh, bố cục và thời gian có hiệu lực thi hành của các dự án luật đã thông qua, cụ thể như sau:

1. Luật xử lý vi phạm hành chính

Luật này quy định về xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính, như các hình thứcxử phạt,biện pháp khắc phục hậu quả, thủ tục xử phạt; áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lí vi phạm hành chính, những quy định đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính.

Luật gồm 6 phần, 142 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2013.

2. Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật

Luật này quy định nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; quyền được thông tin về pháp luật và trách nhiệm tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và các điều kiện bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Luật gồm 5 chương, 41 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

3. Luật Giá

Luật này quy định về các nội dung như quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất,kinh doanh; người tiêu dùng trong lĩnh vực giá; hoạt động điều tiết giá của Nhà nước; về định giá, hiệp thương giá; về kiểm tra yếu tố hình thành giá; về thẩm định giá.

Luật gồm 5 chương, 48 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

4. Luật Công đoàn (sửa đổi)

Luật này quy định về địa vị pháp lý của tổ chức công đoàn theo quy định của Hiến pháp; quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động ; chức năng, quyền và trách nhiệm của công đoàn; quyền và trách nhiệm của đoàn viên công đoàn; trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao độngđối với công đoàn; bảo đảm hoạt động của công đoàn; giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm pháp luậtvềcông đoàn.

          Luật gồm 6 chương, 34 điều,có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

5. Bộ luật Lao động (sửa đổi)

Luật này quy định về tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động; về thời giờ làm thêm; về chính sách đối với lao động nữ và lao động đặc thù khác …

Luật gồm 17 chương, 242 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 05 năm 2013.

6. Luật Giáo dục đại học

Luật này quy định về tổ chức cơ sở giáo dục đại học; nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học; hoạt động đào tạo; hoạt động khoa học và công nghệ; hoạt động hợp tác quốc tế; bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học; giảng viên; người học; tài chính, tài sản của cơ sở giáo dục đại học và quản lý nhà nước về giáo dục đại học.

Luật gồm 12 chương, 73 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

7. Luật Phòng, chống rửa tiền

Luật này quy định về các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi rửa tiền; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống rửa tiền; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền; việc phòng, chống hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố được thực hiện theo quy định của Luật này, quy định của Bộ luật hình sự và pháp luật về phòng, chống khủng bố.

Luật gồm 5 chương, 50 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

8. Luật Bảo hiểm tiền gửi

Luật nàyquy định về hoạt động bảo hiểm tiền gửi, quyền và nghĩa vụ của người được bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi và quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi.

Luật gồm 7 chương, 39 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

9. Luật Quảng cáo

Luật nàyquy định về hoạt động quảng cáo; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo; quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo; các thông tin cổ động, tuyên truyền chính trị không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này.

Luật gồm 5 chương, 43 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

10. Luật tài nguyên nước (sửa đổi)

Luật nàyquy định về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả, tác hại do nước gây ra trên lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; nước biển và nước dưới đất thuộc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa; nước nóng, nước khoáng thiên nhiên được điều chỉnh bằng pháp luật khác.

Luật gồm 10 chương, 79 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

11. Luật Giám định tư pháp

Luật nàyquy định về giám định viên tư pháp; tổ chức giám định tư pháp; người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc; hoạt động giám định tư pháp; chi phí giám định tư pháp, chế độ, chính sách trong hoạt động giám định tư pháp và trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với tổ chức, hoạt động giám định tư pháp.

Luật gồm 8 chương, 46 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

12. Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá

Luật nàyquy định về các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá, các biện pháp kiểm soát nguồn cung cấp thuốc lá và các điều kiện bảo đảm để phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Luật gồm 5 chương, 35 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 05 năm 2013.

13. Luật biển

Luật này quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo.

Luật gồm 7 chương, 55 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

Ngoài ra, Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến về 6 dự án luật, gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực; Luật xuất bản (sửa đổi); Luật dự trữ quốc gia; Luật hợp tác xã (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư.

Trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan trình dự án và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến đóng góp, kịp thời chỉnh lý các dự án Luật này để trình Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp sau.


    Ý kiến bạn đọc