Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh tham gia thảo luân các dự án Luật
EmailPrintAa
17:16 28/10/2016

Tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV xem xét thảo luận tại Tổ 3 dự án luật, gồm: Luật Quản lý ngoại thương; Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi) và Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi). Các đại biểu Nguyễn Văn Sơn, Lê Anh Tuấn, Trần Đình Gia và Bùi Thị Quỳnh Thơ của Đoàn Hà Tĩnh đã tham gia phát biểu.

Đại biểu Nguyễn Văn Sơn
 

Đối với dự án Luật quản lý ngoại thương, tham gia thảo luận các Đai biểu Nguyễn Văn Sơn, Lê Anh Tuấn và Bùi Thị Quỳnh Thơ cho rằng, việc ban hành luật là cần thiết nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, nội luật hóa các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Luật được ban hành sẽ góp phần hoàn thiện chính sách phát triển ngoại thương, tạo lập chính sách phòng vệ thương mại linh hoạt và phù hợp, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong quản lý hoạt động ngoại thương, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và toàn diện.

Tuy nhiên, các đại biểu còn băn khoăn Luật còn có quá nhiều điều chưa quy định chi tiết mà còn phải có Nghị định,Thông tư hướng dẫn thi hành là chưa phù hợp, Ban soạn thảo cần phải rà soát và khắc phục tình trạng ban hành luật khung, luật ống, để khi ra đời Luật có thể đi vào cuộc sống, đảm bảo tính khả thi cao.


Đại biểu Trần Đình Gia
 

Dự thảo Luật Quản lý ngoại thương gồm 8 chương, 115 điều. Tờ trình của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh trình bày khẳng định, việc xây dựng Luật Quản lý ngoại thương nếu được Quốc hội thông qua sẽ chỉ có tác động là bãi bỏ 3 khoản và 7 điều trong tổng số 324 điều và hàng nghìn khoản của Luật Thương mại. Điều này phù hợp với kết quả tổng kết thực tiễn 10 năm thi hành Luật Thương mại và Nghị quyết số 89/2015/QH13 ngày 9-6-2015 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016.

Về  dự án Luật trợ giúp pháp Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL) đã được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29-6-2006. Trong 9 năm triển khai thi hành luật, công tác TGPL đã đạt được những kết quả đáng khích lệ... Tuy nhiên, hoạt động TGPL cũng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập. Trong đó, diện người được TGPL còn chưa đầy đủ. Quy định về đối tượng được TGPL chưa bảo đảm tính hợp lý, còn tản mạn ở nhiều văn bản khác nhau...


Đại biểu Lê Anh Tuấn
 

Tại buổi thảo luận, đại biểu Nguyễn Văn Sơn, Trần Đình Gia và Bùi Thị Quỳnh Thơ cơ bản tán thành với báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, tiếp tục đề nghị Chính phủ giải trình rõ số lượng những người được TGPL, nguồn lực thực hiện trong thời gian qua; đồng thời, đánh giá thực chất về nhu cầu, dự kiến nguồn lực, tính toán kỹ các phương án để đưa ra số liệu chính xác về số lượng người thuộc diện được TGPL và chi phí trong trường hợp mở rộng hoặc thu hẹp diện người được TGPL.

Ngoài ra, các đại  biểu cho rằng, dự thảo luật cần được rà soát kỹ hơn để tránh chồng chéo với một số điểm liên quan khác, cần mở rộng tiêu chuẩn, điều kiện người trợ giúp pháp lý, tăng cường xã hội hóa đối với lĩnh vực này nhằm giảm bót gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

Về Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, được Quốc hội khóa XII tại kỳ họp thứ năm thông qua, có hiệu lực kể từ ngày 1-1-2010. Đến nay, sau hơn 6 năm thi hành, Luật TNBTCNN năm 2009 đã thực sự trở thành công cụ pháp lý quan trọng để cá nhân, tổ chức bảo đảm được quyền, lợi ích hợp pháp của mình, phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức... Tuy nhiên, từ đó đến nay, Luật TNBTCNN hiện hành cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập.


Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ
 

Tại buổi thảo luận, các đại biểu Nguyễn Văn Sơn, Bùi Thị Quỳnh Thơ cơ bản tán thành quy định của dự thảo luật theo hướng tăng trách nhiệm hoàn trả, trách nhiệm kỷ luật đối với người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân và ủng hộ quan điểm của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề xuất cần nghiên cứu, cân nhắc quy định hợp lý về mức hoàn trả cụ thể để một mặt bảo đảm tính răn đe, tăng cường trách nhiệm của người thực thi công vụ, mặt khác không tạo tâm lý e ngại của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ. Các ĐB cũng đề nghị rà soát lại các điều khoản để  tạo điều kiện thuận lợi  về thủ tục cho người bị thiệt hại để bồi thường thiệt hại nhanh chóng, thỏa đáng cho người bị oan, sai.

Dự thảo Luật TNBTCNN sửa đổi có 9 chương, 78 điều. So với Luật TNBTCNN năm 2009, dự thảo luật đã sửa đổi 42/67 điều, bỏ 20 điều và quy định mới 36 điều. Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nhất trí về sự cần thiết sửa đổi luật này, đồng thời chỉ ra nhiều nội dung cần hoàn thiện.

Trước đó, Quốc hội đã nghe các tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của các ban chuyên môn của Quốc hội về các dự án luật


    Ý kiến bạn đọc