Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 30/5 trong buổi sáng Quốc hội đã nghe Tờ trình của Chính phủ về Dự án Luật xuất bản (sửa đổi) và Báo cáo thẩm tra Dự án Luật xuất bản. Tiếp đó, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Luật quảng cáo

"> Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 30/5 trong buổi sáng Quốc hội đã nghe Tờ trình của Chính phủ về Dự án Luật xuất bản (sửa đổi) và Báo cáo thẩm tra Dự án Luật xuất bản. Tiếp đó, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Luật quảng cáo

" /> Tổng hợp ngày làm việc thứ chín, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 30/5 trong buổi sáng Quốc hội đã nghe Tờ trình của Chính phủ về Dự án Luật xuất bản (sửa đổi) và Báo cáo thẩm tra Dự án Luật xuất bản. Tiếp đó, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Luật quảng cáo

"> Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 30/5 trong buổi sáng Quốc hội đã nghe Tờ trình của Chính phủ về Dự án Luật xuất bản (sửa đổi) và Báo cáo thẩm tra Dự án Luật xuất bản. Tiếp đó, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Luật quảng cáo

" />
Tổng hợp ngày làm việc thứ chín, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII
EmailPrintAa
08:49 31/05/2012

Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 30/5 trong buổi sáng Quốc hội đã nghe Tờ trình của Chính phủ về Dự án Luật xuất bản (sửa đổi) và Báo cáo thẩm tra Dự án Luật xuất bản. Tiếp đó, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Luật quảng cáo

 

Về cơ bản các vị đại biểu Quốc hội đều nhất trí với bản Báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình trước Quốc hội và góp ý thêm, làm rõ hơn các nội dung trong quản lý Nhà nước về quảng cáo, về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo; bổ sung thêm những nội dung cấm trong hoạt động quảng cáo, quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng rôn, quảng cáo trên báo in, báo hình, báo nói, đặc biệt là báo điện tử và trang điện tử. Trong phiên thảo luận sáng nay, đại biểu Quốc hội Phạm Thị Phương- Đoàn Hà Tĩnh đã có bài phát biểu tham gia đóng góp ý kiến vào các vấn đề được đông đảo đại biểu Quốc hội quan tâm như: thống nhất quy định giao Bộ Văn hóa thể thao và du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo; bổ sung thêm quy định những sản phẩm hàng hóa dịch vụ cấm quảng cáo như: cấm quảng cáo sữa dùng cho trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi; đề nghị bổ sung quy định quảng cáo dịch vụ y tế phải phù hợp với Luật khám bệnh, chữa bệnh…

Đại biểu Phạm Thị Phương phát biểu tại phiên thảo luận 

         

Buổi chiều, Quốc hội thảo luận và cho ý kiến về Dự án Luật Xử lý vi phạm hành chính. Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phan Trung Lý trình bày Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật này.

Dự án Luật Xử lý vi phạm hành chính là một dự án luật lớn và rất quan trọng, có 6 phần và 143 điều. Phạm vi điều chỉnh rộng, quy định về xử phạt hành chính và xử lý vi phạm hành chính tác động đến rất nhiều đối tượng trong xã hội và trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước. Do đó dự án luật đã nhận được sự quan tâm của đông đảo cử tri và các vị đại biểu Quốc hội. Đã có 20 vị đại biểu Quốc hội phát biểu trên 72 vị đại biểu Quốc hội đăng ký phát biểu tại Hội trường. Các ý kiến của đại biểu tập trung thảo luận về 4 vấn đề: Về mức phạt tiền đối với vi phạm hành chính quy định; Về quy định mức phạt tiền cao hơn, nhưng tối đa không quá 2 lần mức phạt chung được áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, môi trường và quản lý đô thị tại khu vực nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương quy định; Vấn đề tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính quy định tại Điều 125 của dự thảo luật và Vấn đề xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính quy định 


    Ý kiến bạn đọc