Dự Hội nghị có: Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh Đào Thị Anh Nga; đại diện các sở, ban ngành và cử tri đang công tác trong ngành giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh…
ĐBQH Bùi Thị Quỳnh Thơ báo cáo dự kiến nội dung, chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. |
Tại Hội nghị, thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh, ĐBQH Bùi Thị Quỳnh Thơ đã thông tin tới các cử tri về dự kiến nội dung, chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Theo đó, kỳ họp khai mạc vào ngày 21.10.2024, dự kiến bế mạc vào sáng ngày 30.11.2024 với tổng số 29 ngày làm việc và tiến hành theo 2 đợt (đợt 1 từ ngày 21.10 đến hết ngày 13.11; đợt 2 từ ngày 20.11 đến sáng ngày 30.11).
Tại Kỳ họp này, Quốc hội dự kiến sẽ xem xét 30 nội dung về công tác lập pháp, 15 nhóm nội dung về xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng khác thuộc thẩm quyền; đồng thời, có nhiều nội dung được các cơ quan gửi báo cáo để ĐBQH tự nghiên cứu… Đây cũng là kỳ họp dự kiến khối lượng công việc trình Quốc hội xem xét, quyết định nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ Khóa XV đến nay.
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh TXCT chuyên đề chính sách, pháp luật về nhà giáo
|
Theo đó, dự thảo Luật Nhà giáo gồm 9 chương và 71 điều, quy định về những nội dung cơ bản nhằm cụ thể hóa 5 chính sách trong đề nghị xây dựng Luật đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 95/NQ-CP ngày 7.7.2023 của Chính phủ, bao gồm: Định danh nhà giáo; tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo; quản lý Nhà nước về nhà giáo.
Các đại biểu dự hội nghị
|
So với quy định hiện hành tại các Luật liên quan như Luật Viên chức, Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp, dự thảo Luật Nhà giáo có một số điểm mới: đối tượng, phạm vi áp dụng của Luật Nhà giáo là nhà giáo trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm cả nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập và nhà giáo là người nước ngoài.
Nhà giáo trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập được bình đẳng với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập về định danh, chuẩn hóa và một số quyền, nghĩa vụ, chính sách như đào tạo, bồi dưỡng, tôn vinh, khen thưởng, xử lý vi phạm…
Các cử tri ngành giáo dục và đào tạo phát biểu ý kiến
|
Tại hội nghị, các cử tri cơ bản thống nhất với cấu trúc dự thảo Luật Nhà giáo; đồng thời, đóng góp nhiều ý kiến đề nghị: Làm rõ khái niệm “cán bộ quản lý cơ sở giáo dục”; khái niệm “nhà giáo” cần bao quát hết các đối tượng và không mâu thuẫn với các quy định của pháp luật hiện hành; bổ sung một số nội dung về quyền và nghĩa vụ của nhà giáo; sửa đổi, bổ sung quy định về chức danh nhà giáo; bảo đảm tính thống nhất, công bằng giữa khu vực công và tư trong giáo dục để tiến tới xã hội hóa giáo dục phù hợp với thông lệ quốc tế...
Toàn cảnh Hội nghị |
Nhiều ý kiến cử tri kiến nghị tiếp tục giữ chế độ phụ cấp thâm niên cho giáo viên, không bỏ hạng giáo viên; thống nhất đề xuất độ tuổi nghỉ hưu cho nữ giáo viên mầm non là 55 tuổi; bổ sung thêm vị trí việc làm đối với giáo viên tiếng Anh tại các trường mầm non; có chế độ hỗ trợ ăn trưa tại trường cho trẻ nhà trẻ; có chính sách ưu tiên xét tuyển đối với giáo viên hợp đồng đã công tác lâu năm tại trường.. Cùng với các chính sách cho nhà giáo công tác ở vùng sâu, vùng xa, nhiều ý kiến cũng đề nghị có chính sách thu hút, trọng dụng giáo viên công tác tại địa bàn có nhiều khu, cụm công nghiệp....
Bên cạnh đó, các cử tri cũng tham gia góp ý một số điều khoản về tuyển dụng, hợp đồng, chế độ chính sách cho giáo viên; chế độ chính sách cho giáo viên Tổng phụ trách Đội; thời gian xét thăng hạng viên chức đối với giáo viên... Thiết kế chương nhà giáo cho các loại hình giáo dục hiện nay, theo hướng tôn vinh Nhà giáo, chế độ, chính sách đặc thù cho Nhà giáo;...
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia phát biểu. |
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia đánh giá cao các ý kiến đóng góp từ nhiều khía cạnh, góc nhìn khác nhau của các đại biểu, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao đối với chính đội ngũ cán bộ của ngành; đồng thời, trao đổi, làm rõ thêm những nội dung mà cử tri quan tâm. Đồng thời cho biết: Đoàn ĐBQH tỉnh sẽ tổng hợp các ý kiến chuyển cơ quan chức năng xem xét giải quyết và bổ sung, hoàn thiện dự thảo Luật…
Tin mới cập nhật
- Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh lấy ý kiến tham gia vào Dự án Luật Việc làm (sửa đổi) ( 16/10)
- Nhiều kiến nghị có giá trị trong việc lấy ý kiến góp ý dự án luật lĩnh vực thuế - tài chính , ngân sách của Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh ( 15/10)
- Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh làm việc với Công an tỉnh về một số dự án trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV ( 11/10)
- Nhiều ý kiến chất lượng góp ý xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế ( 09/10)
- Đại biểu Quốc hội Đoàn Hà Tĩnh tích cực chuẩn bị Kỳ họp thứ 8 ( 01/10)