Cùng dự có đại diện lãnh đạo các Ban HĐND tỉnh; lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh; thành viên Ban Văn hóa - Xã hội và đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, đoàn thể có liên quan.
Giám đốc Sở LĐTB&XH Nguyễn Trí Lạc báo cáo và giải trình một số nội dung của ngành |
Báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã đánh giá khá rõ kết quả thực hiện 10 nhóm chính sách (Hỗ trợ phát triển sản xuất; hỗ trợ về học nghề và xuất khẩu lao động; hỗ trợ về giáo dục; hỗ trợ về nhà ở; hỗ trợ tiền điện; hỗ trợ bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh; hỗ trợ pháp lý; hỗ trợ phụ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn; hỗ trợ tín dụng ưu đãi; hỗ trợ đột xuất) và 5 dự án đặc thù của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Nghị quyết số 35/NQ-HĐND ngày 15/12/2016 của HĐND với tổng kinh phí giai đoạn 2016-2020 là 16.662.832 triệu đồng, bao gồm cả ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và nguồn huy động khác. Hầu hết các chương trình, dự án giảm nghèo đều đạt và vượt kế hoạch đề ra qua đó góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, đảm bảo đời sống cho nhân dân. Thông qua việc thực hiện các chính sách giảm nghèo nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá, đa dạng hoá nguồn lực để đầu tư, hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo phấn đấu vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Thi Nhuần: Hiện nay đã có các chính sách về công tác trợ giúp xã hội thwo các Quyết định của UBND tỉnh đến nay đã hết hiệu lực đề nghị sở có qun tâm để rà soát, đánh gái lại đề xuất có chính sách mới phù hợp thay thế các chính sách đã hết hiệu lực. |
Việc thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ và Quyết định số 06/2015/QĐ-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2015, Quyết định số 42/2016/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh cơ bản được triển khai kịp thời, đúng đối tượng và đúng chế độ chính sách.
Thành viên Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nguyệt đề nghị ngành LĐTB&XH tăng cường công các phối hợp với các quan liên quan để tham mưu sớm, đảm bảo chất lượng các chính sách giảm nghèo và trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh |
Ngoài chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng thì chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng được tại các cơ sở bảo trợ xã hội được đảm bảo. Từ năm 2016-2020 các cơ sở giúp xã hội công lập đã tiếp nhận, chăm sóc nuôi dưỡng 327 lượt đối tượng trong đó Trung tâm: Điều dưỡng người có công và Bảo trợ xã hội 149 người; Chữa bệnh-Giáo dục- Lao động xã hội 128 người, Làng trẻ em mồ côi 25 em.
Phó Trưởng ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh Thái Văn Sinh: Đối với Nghị quyết số 151/2019/NQ -HĐND tỉnh và Nghị quyết số 179/2019/NQ -HĐND tỉnh dự kiến kỳ họp cuối năm sẽ sửa đổi, bổ sung, tích hợp lại đề nghị sở chủ động tham mưu các nội dung trình UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh sớm để ban hành thực hiện |
Qua làm việc, các đại biểu đã ghi nhận những kết quả đạt được, đồng thời, đề nghị ngành cần rà soát, đánh giá kết quả, hiệu quả giảm nghèo giai đoạn 2016-2020, từ đó tham mưu hướng đi đúng đắn trong giai đoạn tiếp theo, đảm bảo công tác giảm nghèo thực chất, bền vững.
Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh Đào Thị Anh Nga phát biểu kết luận
|
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ đánh giá cao sự cố gắng nỗ lực của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội với vai trò là cơ quan chủ trì tham mưu cho tỉnh trong quá trình thể chế hóa các quy định của Trung ương, ban hành các chính sách của địa phương và triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo, trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh |
Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ và Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Đào Thị Anh Nga đã ghi nhận, đánh giá cao sự cố gắng nỗ lực của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội với vai trò là cơ quan chủ trì tham mưu cho tỉnh trong quá trình thể chế hóa các quy định của Trung ương, ban hành các chính sách của địa phương và triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo, trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh.. Đồng thời, đề nghị sở quan tâm tuyên truyền, quán triệt các Nghị quyết của HĐND tỉnh để đảm bảo các đối tượng đều tiếp cận và được hưởng chính sách. Trước mặt, cần quan tâm một số việc cụ thể như: kiện toàn tổ chức bộ máy, đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho các cơ sở trợ giúp xã hội, nhất là việc trang cấp xe chuyên dụng cho Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội.. Ngoài ra, yêu cầu sở Tài Chính quam tâm bố trí nguồn lực để thực hiện Nghị quyết HĐND tỉnh liên quan đến lĩnh vực văn hóa - xã hội nói chung , công tác giảm nghèo,bảo trợ xã hội nói riêng, đặc biệt quan tâm cấp bù đủ kinh phí cho các đối tượng theo quy định tại Nghị quyết 98/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.
Đối với những kiến nghị, đề xuất của ngành về mức chuẩn trợ giúp xã hội, mở rộng đối tượng và điều kiện hưởng trợ giúp xã hội đến toàn bộ đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương, các đại biểu cơ bản đồng tình về mặt quan điểm tuy nhiên cần phải đảm bảo căn cứ pháp lý và phù hợp với tình hình thực tiễn
Tin mới cập nhật
- Xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 72/2022/NQ-HĐND ( 23/09)
- Liên hệ chặt chẽ với các trường nghề trên địa bàn để đảm bảo số lượng công nhân làm việc, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ( 11/09)
- Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh cần tiếp tục nỗ lực, khắc phục khó khăn, phát triển sản xuất kinh doanh để nâng cao đời sống người lao động ( 11/09)
- Năng động, sáng tạo, linh hoạt trong sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao đời sống người lao động ( 27/08)
- Đoàn giám sát chuyên đề giám sát tại Trung tâm Khuyến nông tỉnh ( 26/08)
- Văn phòng Đăng ký Đất đai đảm bảo các chế độ, chính sách cho người lao động ( 26/08)