Dự án Luật về Hội là một trong những dự án Luật chuyển tiếp giữa hai nhiệm kỳ QH. Dự thảo Luật mới nhất lần này trình Hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách chiều 8.9 được các ĐBQH đánh giá là đã tiếp thu và xử lý rất nhiều vướng mắc mà dự thảo trình QH lần đầu chưa giải quyết được. Dẫu vậy, nhiều ý kiến cũng cho rằng, vẫn còn có sự lúng túng trước một số vấn đề lớn trong dự thảo Luật dẫn đến khó khăn trong quản lý nhà nước về hội.

08:49 09/09/2016

Chính phủ đang quyết tâm đột phá vào những trì trệ của kinh tế - xã hội để tạo ra chuyển động mới trong quản trị điều hành quốc gia. Đó là dấu hiệu mừng cho một đất nước đang chuyển động để vượt lên.

22:40 07/08/2016

Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị về tổ chức cuộc bầu cử ĐBQH Khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.

07:15 14/01/2016

Ngày 03/9/1945, một ngày sau ngày tuyên ngôn độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Bác cho rằng một trong những cơ sở cần có đầu tiên của Nhà nước là Hiến pháp, mà muốn có Hiến pháp thì phải có Quốc hội. Vì vậy mặc dù tình hình đất nước đang trong thế “ngàn cân treo sợi tóc”, trong sáu nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác vẫn đề ra một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn là phải tổ chức một cuộc Tổng tuyển cử càng sớm càng tốt. Bác nói với các vị Bộ trưởng, Thứ trưởng: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có Hiến pháp, Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống”.

07:21 24/12/2015

Hội nghị toàn quốc của Đảng vào ngày 13/8/1945 và Quốc dân Đại hội Tân Trào được tổ chức vào ngày 16/8/1945 đã quyết định chủ trương Tổng khởi nghĩa và đã giành thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng tám năm 1945 mà đỉnh cao là bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 02/9/1945 xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, xác lập chủ quyền dân tộc và xây dựng chế độ Cộng hòa dân chủ Việt Nam.

08:24 23/12/2015

Một trong những dấu ấn của nhiệm kỳ Khóa XIII là việc QH xem xét, thông qua Hiến pháp năm 2013 (có hiệu lực từ ngày 1.1.2014). Hiến pháp 2013 đã tạo cơ sở hiến định mới cho việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước. QH với vai trò là cơ quan thực hiện quyền lập pháp có trách nhiệm to lớn và nặng nề trong việc cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp thành hệ thống các đạo luật, kịp thời đáp ứng các yêu cầu của công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền, phát huy dân chủ, tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, cải cách các thể chế kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

08:09 23/12/2015

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu QH Việt Nam (06.01.1946 - 06.01.2015), chiều 22.11, tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô đã diễn ra vòng Chung kết Liên hoan văn nghệ chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu QH Việt Nam.

07:37 23/11/2015

Sáng 27/6, Đảng bộ huyện Cẩm Xuyên chính thức khai mạc Đại hội đại biểu lần thứ XXXI, nhiệm kỳ 2015-2020. Đây là 1 trong 3 đảng bộ cấp trên cơ sở được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh chọn tổ chức đại hội điểm để rút kinh nghiệm chỉ đạo chung trong toàn tỉnh.

15:55 27/07/2015

Sáng nay (28/6), Đảng bộ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Hà Tĩnh long trọng tổ chức Đại hội lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2015 – 2020.

15:53 27/07/2015

Chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín QH Khóa XIII, các cơ quan soạn thảo đang khẩn trương tiếp thu, chỉnh lý để kịp thời gian trình QH xem xét, cho ý kiến và thông qua các dự thảo luật liên quan đến chính quyền địa phương. Tin tưởng rằng những kỳ vọng về một HĐND thực chất, thực quyền sẽ được hiện thực hóa từ những văn bản luật về chính quyền địa phương sắp sửa được ban hành.

12:04 02/05/2015

Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi lần này đang được các tầng lớp nhân dân, nhất là các nhân sỹ, trí thức quan tâm nghiên cứu, góp ý, với mong muốn Bộ luật Dân sự nước ta ngày càng hoàn thiện, phù hợp với Hiến pháp 2013 đã được Quốc hội thông qua. Xin có một vài ý kiến góp ý về dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi như sau:

13:45 02/04/2015

Ngày 13/3/2015, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo Bộ Luật Dân sự (sửa đổi).

09:27 17/03/2015

Dự án Luật Trưng cầu ý dân dự kiến sẽ được trình QH cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ Chín, QH Khóa XIII. Khẳng định, đây là dự án Luật quan trọng, cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 và thể chế hóa Nghị quyết của Đảng về quyền dân chủ trực tiếp của người dân, tại Phiên họp thứ Ba mươi lăm, các Ủy viên UBTVQH cũng nêu rõ, không thể mơ mơ màng màng trong quan điểm xây dựng dự án Luật này. Luật phải quy định rõ, chặt chẽ những vấn đề nào, ở mức độ nào thì đưa ra trưng cầu ý dân; ai, cơ quan nào có thẩm quyền đề xuất việc trưng cầu ý dân; tính pháp lý của kết quả trưng cầu ý dân như thế nào và trách nhiệm của QH trong việc tiếp nhận, xử lý kết quả trưng cầu ý dân ra sao?…

08:39 02/03/2015

Điều 113 Hiến pháp năm 2013 quy định: HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra. Vậy tại sao Nhân dân ở một phường (theo phương án 1 của Điều 5 dự thảo Luật) lại không được có cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, do mình bầu ra? Có thể được giải thích là đã có HĐND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh rồi. Theo cách giải thích như vậy thì có lẽ, cũng không cần có HĐND cấp huyện và cả cấp tỉnh nữa vì đã có QH rồi. Hơn nữa, theo phương án 1 thì thành lập UBND phường bằng cách nào? Về vấn đề này, như chúng tôi đã dẫn ở trên, trong Hiến pháp năm 1946 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 1958 quy định rất rõ. Còn nếu thành lập Phòng quản lý hành chính ở các phường trực thuộc UBND quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì liệu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng này có chồng chéo, trùng lặp với các phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác của UBND quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hay không? Nếu Phòng quản lý hành chính này là siêu phòng, đa chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn thì các phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác làm gì trên địa bàn các phường thuộc quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh?

15:53 05/02/2015

Ngày 5.1, tại Hà Nội đã công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi).

08:07 12/01/2015

Về quy trình, thủ tục chuẩn bị trình QH và QH thảo luận, thông qua dự thảo luật tại Kỳ họp QH cho đến nay ở nước ta có 4 văn bản quy định: một là, Quy chế xây dựng luật và pháp lệnh được Hội đồng Nhà nước thông qua ngày 6.8.1988 (Quy chế năm 1988). Hai là, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật được QH Khóa IX thông qua tại Kỳ họp thứ Mười, ngày 12.11.1996 (Luật năm 1996). Ba là, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật được QH Khóa XI thông qua tại Kỳ họp thứ Hai, ngày 16.10.2002 (Luật năm 2002). Bốn là, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật được QH Khóa XII thông qua tại Kỳ họp thứ Ba, ngày 3.6.2008 (Luật năm 2008), thay thế Luật năm 1996 và Luật năm 2002.

07:32 06/01/2015

Cho ý kiến về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2015, UBTVQH cơ bản tán thành với những đánh giá nêu trong các Báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Tài chính-Ngân sách. Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị trong các báo cáo cần bám sát hơn mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra, từ đó đưa ra đánh giá sát thực hơn. Bởi lẽ, chúng ta không tô hồng, nhưng cần thấy rõ thành tựu, khuyết điểm để tạo sự tin tưởng cho nhân dân.

10:10 13/10/2014

Bố cục một văn bản luật như thế nào là chuẩn? Có nhất thiết đạo luật nào cũng cần có những điều quy định chung, điều riêng về đối tượng điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh hay mục riêng về quản lý nhà nước, xử lý vi phạm hay không? Mức độ chi tiết của các điều khoản như thế nào thì để ở tầm luật và quy định nào giao cho văn bản dưới luật?...

07:20 24/09/2014

Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân đã được trang trọng ghi nhận tại Điều 2 Hiến pháp năm 2013. Đây là sự tiếp tục quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về việc đề cao chủ quyền nhân dân, khẳng định ở Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ (Điều 2). Tuy nhiên, so với các Hiến pháp trước đây, Hiến pháp sửa đổi có những nội dung mới thể hiện nhận thức sâu sắc, đầy đủ hơn về vấn đề Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

08:40 26/08/2014

Sửa đổi Luật Bảo vệ và Phát triển rừng là tất yếu và cần thiết, tạo đà mạnh hơn cho tái cơ cấu kinh tế lâm nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, tính cạnh tranh và phát triển bền vững. Tuy nhiên, vấn đề là sửa theo hướng nào và những bất cập, hạn chế trong cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng sẽ khắc phục ra sao?

14:34 11/08/2014